Thời tiết nồm ẩm tháng 3 khiến nhiều đồ dùng trong nhà có thể bị hỏng. Bạn có thể bảo quản đồ gia dụng khi trời nồm ẩm bằng cách đặt chúng cách xa những vị trí ẩm thấp như tường, sàn nhà. Đặc biệt, các thiết bị điện không nên để trực tiếp trên sàn hoặc quá sát tường.Với những món đồ dù không cần sử dụng đến vào thời điểm này nhưng bạn hãy bật chúng lên khoảng 15 - 10 phút. Nhiệt tỏa ra sẽ giúp các bảng mạch không bị ẩm, bị hơi nước tấn công.Một số thiết bị như tivi, ampli, máy tính... nếu không dùng có thể mở và để ở chế độ chờ Standby (tắt bằng điều khiển chứ không tắt hẳn bằng nút cứng trên thiết bị).Bật điều hòa chế độ khô, hút ẩm cũng là cách hạn chế hơi ẩm tấn công đồ dùng trong nhà.Với những mảng tường bị ẩm ướt, ngấm nước và có nấm mốc, hãy xử lý chúng bằng sơn tường, dán giấy dán tường để hạn chế nấm mốc lan sang các thiết bị trong nhà.Bạn đừng quên kiếm tra và lau các giắc cắm, đầu kết nối từ ti vi sang các thiết bị đầu thu, loa hoặc nguồn điện... Chúng dễ bị nồm ẩm gây gỉ sét nên cần được lau khô thường xuyên. Nếu đã bị gỉ thì cần dùng giẻ có thấm cồn để lau sạch.Các đồ dùng trong nhà như ấm đun nước, tủ lạnh có thể bị đổ mồ hôi khi trời nồm, bạn cần lau khô vùng bị ướt, tránh tình trạng rò điện nguy hiểm.Đối với đồ gỗ trong nhà như tủ, bàn, ghế... bạn nên thường xuyên lau chùi để làm sạch lớp ẩm mốc bên ngoài. Sau đó, bạn cân nhắc sơn 2-3 lớp loại sơn chống ẩm lên bền mặt mặt gỗ giúp chống lại nấm mốc.Ngoài ra, bạn có thể dùng các túi hạt chống ẩm bỏ vào tủ quần áo, túi đựng máy ảnh để ngăn cuộc "xâm lăng" của nấm mốc.Những chiếc thùng chống ẩm cũng là giải pháp cứu nguy khi bạn muốn bảo quản đồ dùng gia đình khi trời nồm.Để đồ dùng trong nhà không bị hỏng, bạn nên vệ sinh nhà đúng cách khi trời ẩm ướt, sàn nhà sũng nước. Hãy dùng khăn khô, khăn có độ xốp để lau nhà. Với những nơi quá ẩm, có thể đặt các tờ giấy báo để hút nước.
Thời tiết nồm ẩm tháng 3 khiến nhiều đồ dùng trong nhà có thể bị hỏng. Bạn có thể bảo quản đồ gia dụng khi trời nồm ẩm bằng cách đặt chúng cách xa những vị trí ẩm thấp như tường, sàn nhà. Đặc biệt, các thiết bị điện không nên để trực tiếp trên sàn hoặc quá sát tường.
Với những món đồ dù không cần sử dụng đến vào thời điểm này nhưng bạn hãy bật chúng lên khoảng 15 - 10 phút. Nhiệt tỏa ra sẽ giúp các bảng mạch không bị ẩm, bị hơi nước tấn công.
Một số thiết bị như tivi, ampli, máy tính... nếu không dùng có thể mở và để ở chế độ chờ Standby (tắt bằng điều khiển chứ không tắt hẳn bằng nút cứng trên thiết bị).
Bật điều hòa chế độ khô, hút ẩm cũng là cách hạn chế hơi ẩm tấn công đồ dùng trong nhà.
Với những mảng tường bị ẩm ướt, ngấm nước và có nấm mốc, hãy xử lý chúng bằng sơn tường, dán giấy dán tường để hạn chế nấm mốc lan sang các thiết bị trong nhà.
Bạn đừng quên kiếm tra và lau các giắc cắm, đầu kết nối từ ti vi sang các thiết bị đầu thu, loa hoặc nguồn điện... Chúng dễ bị nồm ẩm gây gỉ sét nên cần được lau khô thường xuyên. Nếu đã bị gỉ thì cần dùng giẻ có thấm cồn để lau sạch.
Các đồ dùng trong nhà như ấm đun nước, tủ lạnh có thể bị đổ mồ hôi khi trời nồm, bạn cần lau khô vùng bị ướt, tránh tình trạng rò điện nguy hiểm.
Đối với đồ gỗ trong nhà như tủ, bàn, ghế... bạn nên thường xuyên lau chùi để làm sạch lớp ẩm mốc bên ngoài. Sau đó, bạn cân nhắc sơn 2-3 lớp loại sơn chống ẩm lên bền mặt mặt gỗ giúp chống lại nấm mốc.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các túi hạt chống ẩm bỏ vào tủ quần áo, túi đựng máy ảnh để ngăn cuộc "xâm lăng" của nấm mốc.
Những chiếc thùng chống ẩm cũng là giải pháp cứu nguy khi bạn muốn bảo quản đồ dùng gia đình khi trời nồm.
Để đồ dùng trong nhà không bị hỏng, bạn nên vệ sinh nhà đúng cách khi trời ẩm ướt, sàn nhà sũng nước. Hãy dùng khăn khô, khăn có độ xốp để lau nhà. Với những nơi quá ẩm, có thể đặt các tờ giấy báo để hút nước.