Theo thông tin trên báo Đời sống Pháp luật, ngày 3/7/2015, UBND tỉnh Đắk Nông có Công văn số 3154 gửi Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND thị xã Gia Nghĩa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc trồng thay thế cây sò đo cam và lựa chọn loại cây trồng phục vụ chương trình trồng 10 nghìn cây xanh, đồng ý chọn cây lim xẹt và cây sim rừng để trồng thay thế trên tuyến Quốc lộ 14, giao cho Sở Tài chính bố trí kinh phí hỗ trợ.Thông tin này nhanh chóng được dư luận quan tâm. Sở dĩ loại cây này được thay thể là vì đây là một trong 100 cây ngoại lai mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khuyến cáo là độc hại.Sò đo cam là loại cây cảnh đô thị phổ biến hoặc trong những chậu cây cảnh trồng trong nhà, tập trung nhiều ở khu vực Lâm Đồng. Cây có xuất xứ từ châu Phi, tên khoa học là Spathodea Campanulata hay gọi là chuông đỏ, hồng kỳ hay uất kim hương châu Phi.Theo thông tin trên báo Sài Gòn Online thì bông của loại cây này rất độc, nếu bông của nó phát tán rơi vào nguồn nước sử dụng của khu dân cư, hồ chứa nước sinh hoạt sẽ gây nguy hiểm cho con người và hệ sinh thái. Trong khi đó, không phải người dân nào cũng biết về điều này và vẫn mua sò đo cam về trồng.Không ít trang web bán cây giống rao bán loại cây này với mức giá thỏa thuận, trong khi chúng được khuyến cáo không nên trồng phổ biến.Hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị chặt và thay thế bằng một loại cây mới - được cho là cây vàng tâm từng khiến dư luận "nóng" hồi tháng 3/2015. Thực chất đây là cây gỗ mỡ, không có giá trị cao như cây vàng tâm. Sự việc thay nhầm cây này là một trong những scandal lớn suốt thời gian dài.Vàng tâm là loại cây cho gỗ quý. Gỗ cây vàng tâm thường được dùng làm đồ mỹ nghệ, tranh treo tường, tượng phật... có giá từ 5 triệu đến trên 10 triệu đồng.Trước đó, thông tin về loạt cây trúc đào được trồng phổ biến ở các thành phố, đô thị lớn thực chất có chất độc nguy hiểm đến tính mạng cũng khiến không ít người bất ngờ.Theo cảnh báo, nhiều người có thể bị các triệu chứng nhiễm độc khi chạm nhẹ, hoặc sờ, cầm vào các bộ phận trên cây trúc đào như lá, thân, hoa. Khi tiếp xúc lâu, chất độc của cây trúc đào khiến nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút… Thậm chí, những trường hợp nặng còn có thể bị co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Ở Ấn Độ, nhiều người tự tử bằn cách ăn hạt cây trúc đào.Hiện những cây trúc đào (cao 50-70cm) có giá bán lẻ khoảng 49.000 đồng/cây. Trúc đào có độc vẫn xuất hiện ở khu dân cư, trường học vì hoa đẹp, lại dễ sống ở điều kiện khắc nghiệt và người dân chưa biết nhiều về khả năng gây hại cho sức khỏe của chúng.
Theo thông tin trên báo Đời sống Pháp luật, ngày 3/7/2015, UBND tỉnh Đắk Nông có Công văn số 3154 gửi Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND thị xã Gia Nghĩa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc trồng thay thế cây sò đo cam và lựa chọn loại cây trồng phục vụ chương trình trồng 10 nghìn cây xanh, đồng ý chọn cây lim xẹt và cây sim rừng để trồng thay thế trên tuyến Quốc lộ 14, giao cho Sở Tài chính bố trí kinh phí hỗ trợ.
Thông tin này nhanh chóng được dư luận quan tâm. Sở dĩ loại cây này được thay thể là vì đây là một trong 100 cây ngoại lai mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khuyến cáo là độc hại.
Sò đo cam là loại cây cảnh đô thị phổ biến hoặc trong những chậu cây cảnh trồng trong nhà, tập trung nhiều ở khu vực Lâm Đồng. Cây có xuất xứ từ châu Phi, tên khoa học là Spathodea Campanulata hay gọi là chuông đỏ, hồng kỳ hay uất kim hương châu Phi.
Theo thông tin trên báo Sài Gòn Online thì bông của loại cây này rất độc, nếu bông của nó phát tán rơi vào nguồn nước sử dụng của khu dân cư, hồ chứa nước sinh hoạt sẽ gây nguy hiểm cho con người và hệ sinh thái. Trong khi đó, không phải người dân nào cũng biết về điều này và vẫn mua sò đo cam về trồng.
Không ít trang web bán cây giống rao bán loại cây này với mức giá thỏa thuận, trong khi chúng được khuyến cáo không nên trồng phổ biến.
Hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị chặt và thay thế bằng một loại cây mới - được cho là cây vàng tâm từng khiến dư luận "nóng" hồi tháng 3/2015. Thực chất đây là cây gỗ mỡ, không có giá trị cao như cây vàng tâm. Sự việc thay nhầm cây này là một trong những scandal lớn suốt thời gian dài.
Vàng tâm là loại cây cho gỗ quý. Gỗ cây vàng tâm thường được dùng làm đồ mỹ nghệ, tranh treo tường, tượng phật... có giá từ 5 triệu đến trên 10 triệu đồng.
Trước đó, thông tin về loạt cây trúc đào được trồng phổ biến ở các thành phố, đô thị lớn thực chất có chất độc nguy hiểm đến tính mạng cũng khiến không ít người bất ngờ.
Theo cảnh báo, nhiều người có thể bị các triệu chứng nhiễm độc khi chạm nhẹ, hoặc sờ, cầm vào các bộ phận trên cây trúc đào như lá, thân, hoa. Khi tiếp xúc lâu, chất độc của cây trúc đào khiến nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút… Thậm chí, những trường hợp nặng còn có thể bị co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Ở Ấn Độ, nhiều người tự tử bằn cách ăn hạt cây trúc đào.
Hiện những cây trúc đào (cao 50-70cm) có giá bán lẻ khoảng 49.000 đồng/cây. Trúc đào có độc vẫn xuất hiện ở khu dân cư, trường học vì hoa đẹp, lại dễ sống ở điều kiện khắc nghiệt và người dân chưa biết nhiều về khả năng gây hại cho sức khỏe của chúng.