Cá trê trắng cho ăn hóa chất để thành cá trê vàng: Trước khi thu hoạch, cá trê lai có màu trắng được cho ăn một loại hóa chất chưa rõ nguồn gốc làm cá từ màu trắng chuyển thành màu vàng tươi như cá trê đồng. Thông tin về thực phẩm ngậm hóa chất "lạ" này khiến dư luận hết sức lo lắng.Theo điều tra của phóng viên báo Pháp Luật TP HCM, hầu hết các chủ ao tại các xã Thạnh Phú, Thạnh Phước, Thuận Nghĩa Hòa (Thạnh Hóa, Long An) đều cho cá ăn một loại hóa chất lạ trước khi thu hoạch. Loại hóa chất này sẽ giúp cá trê trắng từ màu trắng chuyển thành màu vàng tươi như cá trê đồng.Cá rô phi nuôi bằng thuốc trừ sâu: Gần đây, mạng xã hội rộ lên tin đồn cá rô phi nuôi bằng thuốc trừ sâu, kháng sinh. Việc này khiến dư luận hết sức hoang mang và lo lắng. Thực chất, theo ngành nông nghiệp các tỉnh, thành ĐBSCL, như: An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… việc nuôi cá rô phi bằng thuốc trừ sâu là không có.Tuy nhiên, người nuôi có sử dụng một ít thuốc kháng sinh để trị bệnh cho cá. Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản TP Cần Thơ, khẳng định phần lớn người dân nuôi cá rô phi đều sử dụng thức ăn công nghiệp (dạng viên) chứ không phải là cho cá ăn phân của gà, vịt và heo như thông tin trên mạng xã hội.Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất: Có thời điểm dư luận bị sốc sau khi báo chí thông tin về một số cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn TP HCM bị phát hiện sử dụng hóa chất để nhuộm vàng gà vịt tăng phần bắt mắt, thậm chí ngâm gà vịt trong hóa chất để dễ vặt lông...Theo các chuyên gia thực phẩm nhuộm hóa chất có nguy cơ gây ung thư cho người ăn.Bún được làm trắng bằng chất tẩy rửa: Để giúp bún trắng bóng, thay vì sử dụng các chất tẩy trắng dùng cho thực phẩm theo danh mục phụ gia của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất bún lại sử dụng chất màu huỳnh quang (tinopal).Theo nhận định của cơ quan chức năng, tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Huỳnh quang (tinopal) là chất tẩy rửa cực mạnh dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.Măng tươi ngâm hóa chất hai năm không hỏng: Măng ngâm hóa chất là măng có màu trắng nhợt nhạt hoặc vàng sẫm do được ngâm với bột măng (màu vàng). Măng ngâm hóa chất nhìn đẹp mắt, vị ngọt, ngon và giòn hơn măng tự nhiên. Ảnh minh họa.Tháng 1/2016, Công an TP HCM phát hiện cảnh chế biến mất vệ sinh tại cơ sở sản xuất măng ở xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn. Tại đây, có cả chục thùng nhựa loại 200 lít, cáu bẩn chứa đầy măng ngâm hóa chất. Theo lời khai của chủ cơ sở, họ dùng một loại hóa chất có khả năng làm măng từ màu tái nhạt chuyển sang màu vàng ươm chỉ sau vài giờ đồng hồ. Măng sau khi làm đẹp sẽ được mang đi bán tại các chợ tại TP HCM.Thịt lợn "ngậm" chất cấm: Tình trạng thịt lợn chứa dư lượng kháng sinh và chất cấm đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Thịt lợn nhiễm bẩn từ khâu chăn nuôi, khi người nông dân do hám lời đã "đầu độc" lợn bằng đủ loại chất kích thích nhằm tăng trọng lượng cho lợn.Đến khâu giết mổ, lợn lại bị tiêm thuốc ngủ, bơm nước nhằm tăng trọng lượng để người bán dễ kiếm lời. Trong quá trình mua bán, thịt lợn cũng bị ngâm hàn the, hóa chất bảo quản để giữ màu tươi lâu, không bị thiu thối đến hàng tuần.Thịt lợn ướp phụ gia, hóa chất để thành thịt bò: Bằng cách ướp hóa chất biến thịt lợn sề thành thịt bò, chủ kinh doanh có thể bán với giá gấp 3 lần thịt lợn tại các lò mổ, từ 60.000 – 70.000 đồng lên 200.000 đồng/kg.Nhiều chủ quán cơm bình dân, quán phở, cửa hàng bán thịt bò khô cũng tự chế thịt lợn thành thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên và một số phụ gia trong quá trình nấu, để đánh lừa người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận. Thịt bò bị làm giả không có mùi thơm, vị ngọt và bở hơn so với thịt bò thật.
Cá trê trắng cho ăn hóa chất để thành cá trê vàng: Trước khi thu hoạch, cá trê lai có màu trắng được cho ăn một loại hóa chất chưa rõ nguồn gốc làm cá từ màu trắng chuyển thành màu vàng tươi như cá trê đồng. Thông tin về thực phẩm ngậm hóa chất "lạ" này khiến dư luận hết sức lo lắng.
Theo điều tra của phóng viên báo Pháp Luật TP HCM, hầu hết các chủ ao tại các xã Thạnh Phú, Thạnh Phước, Thuận Nghĩa Hòa (Thạnh Hóa, Long An) đều cho cá ăn một loại hóa chất lạ trước khi thu hoạch. Loại hóa chất này sẽ giúp cá trê trắng từ màu trắng chuyển thành màu vàng tươi như cá trê đồng.
Cá rô phi nuôi bằng thuốc trừ sâu: Gần đây, mạng xã hội rộ lên tin đồn cá rô phi nuôi bằng thuốc trừ sâu, kháng sinh. Việc này khiến dư luận hết sức hoang mang và lo lắng. Thực chất, theo ngành nông nghiệp các tỉnh, thành ĐBSCL, như: An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… việc nuôi cá rô phi bằng thuốc trừ sâu là không có.
Tuy nhiên, người nuôi có sử dụng một ít thuốc kháng sinh để trị bệnh cho cá. Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản TP Cần Thơ, khẳng định phần lớn người dân nuôi cá rô phi đều sử dụng thức ăn công nghiệp (dạng viên) chứ không phải là cho cá ăn phân của gà, vịt và heo như thông tin trên mạng xã hội.
Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất: Có thời điểm dư luận bị sốc sau khi báo chí thông tin về một số cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn TP HCM bị phát hiện sử dụng hóa chất để nhuộm vàng gà vịt tăng phần bắt mắt, thậm chí ngâm gà vịt trong hóa chất để dễ vặt lông...Theo các chuyên gia thực phẩm nhuộm hóa chất có nguy cơ gây ung thư cho người ăn.
Bún được làm trắng bằng chất tẩy rửa: Để giúp bún trắng bóng, thay vì sử dụng các chất tẩy trắng dùng cho thực phẩm theo danh mục phụ gia của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất bún lại sử dụng chất màu huỳnh quang (tinopal).
Theo nhận định của cơ quan chức năng, tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Huỳnh quang (tinopal) là chất tẩy rửa cực mạnh dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.
Măng tươi ngâm hóa chất hai năm không hỏng: Măng ngâm hóa chất là măng có màu trắng nhợt nhạt hoặc vàng sẫm do được ngâm với bột măng (màu vàng). Măng ngâm hóa chất nhìn đẹp mắt, vị ngọt, ngon và giòn hơn măng tự nhiên. Ảnh minh họa.
Tháng 1/2016, Công an TP HCM phát hiện cảnh chế biến mất vệ sinh tại cơ sở sản xuất măng ở xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn. Tại đây, có cả chục thùng nhựa loại 200 lít, cáu bẩn chứa đầy măng ngâm hóa chất. Theo lời khai của chủ cơ sở, họ dùng một loại hóa chất có khả năng làm măng từ màu tái nhạt chuyển sang màu vàng ươm chỉ sau vài giờ đồng hồ. Măng sau khi làm đẹp sẽ được mang đi bán tại các chợ tại TP HCM.
Thịt lợn "ngậm" chất cấm: Tình trạng thịt lợn chứa dư lượng kháng sinh và chất cấm đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Thịt lợn nhiễm bẩn từ khâu chăn nuôi, khi người nông dân do hám lời đã "đầu độc" lợn bằng đủ loại chất kích thích nhằm tăng trọng lượng cho lợn.
Đến khâu giết mổ, lợn lại bị tiêm thuốc ngủ, bơm nước nhằm tăng trọng lượng để người bán dễ kiếm lời. Trong quá trình mua bán, thịt lợn cũng bị ngâm hàn the, hóa chất bảo quản để giữ màu tươi lâu, không bị thiu thối đến hàng tuần.
Thịt lợn ướp phụ gia, hóa chất để thành thịt bò: Bằng cách ướp hóa chất biến thịt lợn sề thành thịt bò, chủ kinh doanh có thể bán với giá gấp 3 lần thịt lợn tại các lò mổ, từ 60.000 – 70.000 đồng lên 200.000 đồng/kg.
Nhiều chủ quán cơm bình dân, quán phở, cửa hàng bán thịt bò khô cũng tự chế thịt lợn thành thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên và một số phụ gia trong quá trình nấu, để đánh lừa người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận. Thịt bò bị làm giả không có mùi thơm, vị ngọt và bở hơn so với thịt bò thật.