Trái bần xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trái có vị chua, hình dáng to tròn, hơi dẹt như cái dĩa nên người miền Tây gọi là bần dĩa. Ngoài bần dĩa, còn có loại cỡ chỉ như trái ổi, gọi là bần ổi. Đây là loại hoa quả xuất khẩu có giá trị kinh tế.Trước đây, cây bần mọc hoang, người dân lấy trái nấu các món ăn dân dã hàng ngày. Lâu dần, thấy trái có giá trị kinh tế, không ít người đã dốc cả gia tài đầu tư trồng và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ trái bần sang nhiều nước Canada, Đức, Úc...Trái bần tươi nấu lẩu, canh chua. Mứt bần, bột bần để ăn và làm gia vị nhanh chóng hút khách. Từ đặc sản hoang, chúng đã trở thành nguồn thu cứu cánh cho không ít lao động miền Tây.Trong số những người thành công với trái bần miền Tây, bà Võ Thị Cúc, SN 1952 (ở xã Long Trị, Long Đức, TP Trà Vinh) là thành công hơn cả. Năm 2014, cơ sở sản xuất của bà cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 hủ mứt, bột bần, tạo việc làm cho hơn 30 lao động, giúp họ có thu nhập ổn định từ 100.000-150.000 đồng/ngày.Người ta thấy trái bần miền Tây trên các kệ siêu thị trong và ngoài nước. Không ít người đi du lịch, chọn mua trái về làm quà.Trái bần chín thì được dùng để nấu canh chua, kho chung với cá, nấu lẩu đậm đà.Ngoài ra, lá và thân cây bần còn có nhiều công dụng trong y học. Ở nhiều nước, lá bần giã cùng muối làm thuốc đắp tốt các vết thương bầm tím và vết thương nhẹ.Năm 2012, cơn sốt mua lá, cành, thân cây bần khiến không ít người đổ xô đi thu mua loại cây này. Vùng Cần Thơ, Bạc Liêu, người dân từng mua thân bần ổi giá 10.000 đồng/kg, lá bần ổi cũng 15.000 đồng/kg.Nhờ những công dụng đặc biệt trong ẩm thực và nhiều lĩnh vực khác, bần đã trở thành loại trái đặc sản mang đậm dư vị miền Tây khó quên.Các món ăn chế biến lạ miệng từ trái bần rất được ưa chuộng. Một lần ghé miền Tây, phải tìm thử món ăn chế biến từ trái bần.Hình ảnh trái bần nhỏ bé nhưng mang lại nguồn thu lớn.
Trái bần xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trái có vị chua, hình dáng to tròn, hơi dẹt như cái dĩa nên người miền Tây gọi là bần dĩa. Ngoài bần dĩa, còn có loại cỡ chỉ như trái ổi, gọi là bần ổi. Đây là loại hoa quả xuất khẩu có giá trị kinh tế.
Trước đây, cây bần mọc hoang, người dân lấy trái nấu các món ăn dân dã hàng ngày. Lâu dần, thấy trái có giá trị kinh tế, không ít người đã dốc cả gia tài đầu tư trồng và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ trái bần sang nhiều nước Canada, Đức, Úc...
Trái bần tươi nấu lẩu, canh chua. Mứt bần, bột bần để ăn và làm gia vị nhanh chóng hút khách. Từ đặc sản hoang, chúng đã trở thành nguồn thu cứu cánh cho không ít lao động miền Tây.
Trong số những người thành công với trái bần miền Tây, bà Võ Thị Cúc, SN 1952 (ở xã Long Trị, Long Đức, TP Trà Vinh) là thành công hơn cả. Năm 2014, cơ sở sản xuất của bà cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 hủ mứt, bột bần, tạo việc làm cho hơn 30 lao động, giúp họ có thu nhập ổn định từ 100.000-150.000 đồng/ngày.
Người ta thấy trái bần miền Tây trên các kệ siêu thị trong và ngoài nước. Không ít người đi du lịch, chọn mua trái về làm quà.
Trái bần chín thì được dùng để nấu canh chua, kho chung với cá, nấu lẩu đậm đà.
Ngoài ra, lá và thân cây bần còn có nhiều công dụng trong y học. Ở nhiều nước, lá bần giã cùng muối làm thuốc đắp tốt các vết thương bầm tím và vết thương nhẹ.
Năm 2012, cơn sốt mua lá, cành, thân cây bần khiến không ít người đổ xô đi thu mua loại cây này. Vùng Cần Thơ, Bạc Liêu, người dân từng mua thân bần ổi giá 10.000 đồng/kg, lá bần ổi cũng 15.000 đồng/kg.
Nhờ những công dụng đặc biệt trong ẩm thực và nhiều lĩnh vực khác, bần đã trở thành loại trái đặc sản mang đậm dư vị miền Tây khó quên.
Các món ăn chế biến lạ miệng từ trái bần rất được ưa chuộng. Một lần ghé miền Tây, phải tìm thử món ăn chế biến từ trái bần.
Hình ảnh trái bần nhỏ bé nhưng mang lại nguồn thu lớn.