Mới đây, báo chí có đưa thông tin về rau càng cua - một loại rau dại miền Tây có giá bán khá đắt đỏ. Thậm chí, chúng được vận chuyển bằng máy bay để ra Hà Nội mà còn tươi ngon, bán cho khách. Giá bán của món rau dại này là 128.000 đồng/đĩa.Đây vốn là loại rau dại được người dân miền Tây rất ưa thích, không chỉ là món ăn ngon mà còn là cây thuốc tác dụng chữa nhiều bệnh như phòng chữa cảm mạo, bổ sung chất, vitamin...Lá rau nhái thường được người dân vùng ĐBSCL dùng làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau tập tàng khác. Rau nhái thường được ăn với cá linh, cá đồng kho, thịt kho, mắm kho…trong những bữa cơm dân dã, đạm bạc ở miền quê. Ngoài ra, chúng ăn kèm với các món cuốn tráng thịt heo.Tại thành thị, món rau đặc sản này rất khó tìm thấy để mua. Chúng được các trang web bán hàng online rao bán mỗi gói rau nhái từ 60.000 đồng.Bông điên điển không còn là món ăn của người nghèo theo quan niệm trước đây mà đã trở thành một trong những đặc sản được nhiều người ưa thích. Mỗi mùa nước nổi, món dưa chua bông điên điển cũng được nhiều người tìm ăn do vị ngon thanh của nóCó thời điểm chúng được bán với giá 40.000 đồng/kg.Trái bần xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trái có vị chua, hình dáng to tròn, hơi dẹt như cái dĩa. Trái bần chín thì được dùng để nấu canh chua, kho chung với cá, nấu lẩu đậm đà.Từ loại cây bần mọc hoang, người dân lấy trái nấu các món ăn dân dã hàng ngày, trái bần được xuất khẩu sang nhiều nước Canada, Đức, Úc...Bên cạnh những loại rau, quả miền Tây có giá đắt, không ít loại rau rừng cũng "làm mưa, làm gió" khi bán về thành thị. Chúng được bán với giá 30.000 - 50.000 đồng/kg, có thời điểm rau khan hiếm, giá có thể lên tới 100.000 đồng.Nổi tiếng nhất là rau sắng chùa Hương ngon, thơm và đậm hơn các loại rau sắng nơi khác. Các loại rau này đắt đỏ vì lạ miệng và có nhiều chất tốt cho sức khỏe.Ngoài ra, trên thị trường, rau muống baby cũng được xem là loại rau đặc sản với giá 70.000 đồng/kg. Khách muốn ăn phải đặt mua từ trước.Sở dĩ rau có giá đắt đỏ vì qui trình chăm sóc khắt khe, dùng phương pháp thảo dược thay cho thuốc trừ sâu, dùng phân hữu cơ thay cho phân hóa học…
Mới đây, báo chí có đưa thông tin về rau càng cua - một loại rau dại miền Tây có giá bán khá đắt đỏ. Thậm chí, chúng được vận chuyển bằng máy bay để ra Hà Nội mà còn tươi ngon, bán cho khách. Giá bán của món rau dại này là 128.000 đồng/đĩa.
Đây vốn là loại rau dại được người dân miền Tây rất ưa thích, không chỉ là món ăn ngon mà còn là cây thuốc tác dụng chữa nhiều bệnh như phòng chữa cảm mạo, bổ sung chất, vitamin...
Lá rau nhái thường được người dân vùng ĐBSCL dùng làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau tập tàng khác. Rau nhái thường được ăn với cá linh, cá đồng kho, thịt kho, mắm kho…trong những bữa cơm dân dã, đạm bạc ở miền quê. Ngoài ra, chúng ăn kèm với các món cuốn tráng thịt heo.
Tại thành thị, món rau đặc sản này rất khó tìm thấy để mua. Chúng được các trang web bán hàng online rao bán mỗi gói rau nhái từ 60.000 đồng.
Bông điên điển không còn là món ăn của người nghèo theo quan niệm trước đây mà đã trở thành một trong những đặc sản được nhiều người ưa thích. Mỗi mùa nước nổi, món dưa chua bông điên điển cũng được nhiều người tìm ăn do vị ngon thanh của nó
Có thời điểm chúng được bán với giá 40.000 đồng/kg.
Trái bần xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trái có vị chua, hình dáng to tròn, hơi dẹt như cái dĩa. Trái bần chín thì được dùng để nấu canh chua, kho chung với cá, nấu lẩu đậm đà.
Từ loại cây bần mọc hoang, người dân lấy trái nấu các món ăn dân dã hàng ngày, trái bần được xuất khẩu sang nhiều nước Canada, Đức, Úc...
Bên cạnh những loại rau, quả miền Tây có giá đắt, không ít loại rau rừng cũng "làm mưa, làm gió" khi bán về thành thị. Chúng được bán với giá 30.000 - 50.000 đồng/kg, có thời điểm rau khan hiếm, giá có thể lên tới 100.000 đồng.
Nổi tiếng nhất là rau sắng chùa Hương ngon, thơm và đậm hơn các loại rau sắng nơi khác. Các loại rau này đắt đỏ vì lạ miệng và có nhiều chất tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, trên thị trường, rau muống baby cũng được xem là loại rau đặc sản với giá 70.000 đồng/kg. Khách muốn ăn phải đặt mua từ trước.
Sở dĩ rau có giá đắt đỏ vì qui trình chăm sóc khắt khe, dùng phương pháp thảo dược thay cho thuốc trừ sâu, dùng phân hữu cơ thay cho phân hóa học…