Khi nghe hỏi vì sao gọi là lợn kiềng sắt, không chỉ cán bộ Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học (Sở KHCN Quảng Ngãi) - nơi đang nuôi bảo tồn giống lợn này, mà nhiều già làng cũng lắc đầu: "Khi còn thấp như bụi cây nhỏ ngoài rừng thì đã nghe gọi tên này rồi". Không có bộ lông dài, nanh nhọn và hung hăng như lợn rừng, hay da bóng và dạn dĩ như lợn nhà, giống lợn kiềng sắt có nhiều đặc điểm khác biệt, với da màu sậm, lông thưa, mõm dài và nhọn, lưng thẳng, tai vểnh... đặc biệt là rất nhát. Theo đó dù quen hay lạ nhưng thấy người là bỏ chạy đi chỗ khác.Trọng lượng lợn kiềng sắt trưởng thành đạt từ 20-30 kg/con. Là loại lợn bản địa, với thức ăn chủ yếu là rau, củ... và thường xuyên di chuyển nên thời gian nuôi của lợn kiềng sắt từ khi nhỏ đến lúc xuất chuồng từ 10-12 tháng, lâu hơn so với lợn nuôi thông thường từ 2-3 tháng. Nhưng bù lại, thịt lợn kiềng sắt rất thơm ngon, ít béo nên không gây ngán.Già Phạm Văn Nhiêu ở xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ - một trong những nơi được xem là "quê gốc" của giống lợn này, kể: Những năm trước thì giống lợn quý này được bà con ở các bản làng trong xã nuôi nhiều lắm. Nhà ít cũng 3-4 con, nhiều thì lên đến vài chục con.Việc giết lợn chỉ diễn ra vào những dịp cúng, lễ... Và mỗi lần như vậy, gia đình thường chọn miếng thịt ngon và đem cúng giàng (trời) trước tiên, rồi sau đó mới đem vào bếp để chế biến và ăn. Cho nên nhiều người còn gọi kiềng sắt là lợn "cúng giàng" là vậy. Tuy nhiên khoảng 7-8 năm gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển; bên cạnh đó giống này nuôi lâu nhưng nhẹ kí hơn giống lợn ở miền xuôi mang lên nên hiệu quả kinh tế kém; thêm nữa là do tình trạng lai tạp với các giống lợn khác... nên giống nguyên gốc lợn kiềng sắt mất dần.Trước nguy cơ bị xóa sổ nên từ năm 2013-2015, cán bộ Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học (Sở KHCN Quảng Ngãi) đã lặn lội vào tận các bản làng vùng sâu ở nhiều huyện miền núi, như: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng... tìm chọn được 40 con, có trọng lượng từ 7-9 kg/con và đưa về nuôi bảo tồn ở tại xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành.Một con lợn kiềng sắt với lợn con vừa sinh chưa lâu.Cùng với khuôn viên để lợn kiềng sắt đi rông.Đến nay, số lượng lợn kiềng sắt tại Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học đã phát triển lên trên 200 con lớn nhỏ. Và đến thời điểm này, đây là nơi sở hữu giống lợn kiềng sắt đạt chuẩn lớn nhất ở Quảng Ngãi. Ngoài duy trì 50 con có tiêu chuẩn tốt nhất được nuôi để bảo tồn, số còn lại được trại nuôi để bán giống, thịt cho những ai có nhu cầu, với giá đối với lợn trưởng thành là 100.000 đồng/kg hơi và 150.000 đồng/kg con giống; đắt hơn gấp 2 lần so với lợn bình thường.
Khi nghe hỏi vì sao gọi là lợn kiềng sắt, không chỉ cán bộ Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học (Sở KHCN Quảng Ngãi) - nơi đang nuôi bảo tồn giống lợn này, mà nhiều già làng cũng lắc đầu: "Khi còn thấp như bụi cây nhỏ ngoài rừng thì đã nghe gọi tên này rồi". Không có bộ lông dài, nanh nhọn và hung hăng như lợn rừng, hay da bóng và dạn dĩ như lợn nhà, giống lợn kiềng sắt có nhiều đặc điểm khác biệt, với da màu sậm, lông thưa, mõm dài và nhọn, lưng thẳng, tai vểnh... đặc biệt là rất nhát. Theo đó dù quen hay lạ nhưng thấy người là bỏ chạy đi chỗ khác.
Trọng lượng lợn kiềng sắt trưởng thành đạt từ 20-30 kg/con. Là loại lợn bản địa, với thức ăn chủ yếu là rau, củ... và thường xuyên di chuyển nên thời gian nuôi của lợn kiềng sắt từ khi nhỏ đến lúc xuất chuồng từ 10-12 tháng, lâu hơn so với lợn nuôi thông thường từ 2-3 tháng. Nhưng bù lại, thịt lợn kiềng sắt rất thơm ngon, ít béo nên không gây ngán.
Già Phạm Văn Nhiêu ở xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ - một trong những nơi được xem là "quê gốc" của giống lợn này, kể: Những năm trước thì giống lợn quý này được bà con ở các bản làng trong xã nuôi nhiều lắm. Nhà ít cũng 3-4 con, nhiều thì lên đến vài chục con.
Việc giết lợn chỉ diễn ra vào những dịp cúng, lễ... Và mỗi lần như vậy, gia đình thường chọn miếng thịt ngon và đem cúng giàng (trời) trước tiên, rồi sau đó mới đem vào bếp để chế biến và ăn. Cho nên nhiều người còn gọi kiềng sắt là lợn "cúng giàng" là vậy. Tuy nhiên khoảng 7-8 năm gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển; bên cạnh đó giống này nuôi lâu nhưng nhẹ kí hơn giống lợn ở miền xuôi mang lên nên hiệu quả kinh tế kém; thêm nữa là do tình trạng lai tạp với các giống lợn khác... nên giống nguyên gốc lợn kiềng sắt mất dần.
Trước nguy cơ bị xóa sổ nên từ năm 2013-2015, cán bộ Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học (Sở KHCN Quảng Ngãi) đã lặn lội vào tận các bản làng vùng sâu ở nhiều huyện miền núi, như: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng... tìm chọn được 40 con, có trọng lượng từ 7-9 kg/con và đưa về nuôi bảo tồn ở tại xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành.
Một con lợn kiềng sắt với lợn con vừa sinh chưa lâu.
Cùng với khuôn viên để lợn kiềng sắt đi rông.
Đến nay, số lượng lợn kiềng sắt tại Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học đã phát triển lên trên 200 con lớn nhỏ. Và đến thời điểm này, đây là nơi sở hữu giống lợn kiềng sắt đạt chuẩn lớn nhất ở Quảng Ngãi. Ngoài duy trì 50 con có tiêu chuẩn tốt nhất được nuôi để bảo tồn, số còn lại được trại nuôi để bán giống, thịt cho những ai có nhu cầu, với giá đối với lợn trưởng thành là 100.000 đồng/kg hơi và 150.000 đồng/kg con giống; đắt hơn gấp 2 lần so với lợn bình thường.