Bảng giá xăng dầu hôm nay 25/8 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 25/8
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/8 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng được điều chỉnh tăng, dầu giảm nhẹ.
Cụ thể, giá xăng E5 tăng lên mức 23.330 đồng/lít. Giá xăng RON95 lên 24.600 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel giảm xuống mức 22.350 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng lên mức 22.309 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng lên 17.981 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng |
Giá từ 21/8 (đơn vị: đồng/lít) |
So với kỳ trước |
Xăng RON 95-III |
24.600 |
+ 610 |
Xăng E5 RON 92-II |
23.330 |
+ 510 |
Dầu diesel |
22.350 |
-70 |
Dầu hỏa |
22.300 |
+ 420 |
Giá xăng dầu trong nước ngày 24/8
Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 24/8, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 24/8/2023 như sau:
Xăng/dầu
|
Thay đổi
|
Giá không cao hơn
|
Xăng RON95-III
|
+ 608 đồng/lít
|
24.601đồng/lít
|
Xăng E5RON92
|
+ 517 đồng/lít
|
23.339 đồng/lít
|
Dầu diesel 0.05S
|
- 71 đồng/lít
|
22.354đồng/lít
|
Dầu hỏa
|
+ 420 đồng/lít
|
22.309đồng/lít
|
Dầu mazut 180CST 3.5S
|
+ 313 đồng/kg
|
17.981đồng/kg
|
Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/8/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 24 đợt điều chỉnh, trong đó có 14 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.
Giá xăng dầu thế giới
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h05 ngày 23/8/2023 như sau
Tên loại
|
Kỳ hạn
|
Sàn giao dịch
|
Giá
|
%thay đổi
|
Đơn vị tính
|
Dầu thô
|
Giao tháng 1/2024
|
Tokyo
|
72,250
|
-
|
JPY/thùng
|
Giá dầu Brent
|
Giao tháng 10/2023
|
ICE
|
83,08
|
1,13
|
USD/thùng
|
Dầu Thô WTI
|
Giao tháng 10/2023
|
Nymex
|
78,66
|
0,13
|
USD/thùng
|
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,13% lên 78,66 USD/thùng vào lúc 6h05 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 10 giảm 1,13% xuống 83,08 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (23/8) vì lo ngại về nhu cầu ngày càng lớn sau khi tồn kho xăng của Mỹ tăng và dữ liệu sản xuất yếu trên toàn cầu lấn át sự lạc quan xung quanh mức giảm lớn hơn dự kiến của tồn kho dầu thô của Mỹ.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,98% xuống 83,21 USD/thùng. Đầu phiên có thời điểm giá giảm tới 2,5%. Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,9% xuống 78,89 USD sau khi giảm 3,4% vào đầu phiên.
Dự trữ xăng của Mỹ đã tăng 1,5 triệu thùng trong tuần trước, so với ước tính của các nhà phân tích là giảm 888.000 thùng.
Trong khi đó, tồn kho dầu thô giảm 6,1 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 18/8, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, được hỗ trợ bởi hoạt động lọc dầu mạnh mẽ và mức xuất khẩu cao. Các nhà phân tích trước đó đã dự đoán mức giảm 2,8 triệu thùng.
John Kilduff, đối tác tại Again Capital, nhận định dữ liệu EIA là một mớ hỗn độn.
Mặc dù các nhà máy lọc dầu tiếp tục hoạt động ở tốc độ cao và tăng lượng dầu tồn kho, nhu cầu nhiên liệu không quá mạnh do điều kiện kinh tế khó khăn, ôngKilduff cho biết thêm.
Ở một diễn biến khác, dữ liệu sản xuất từ một loạt các cuộc khảo sát về chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về sức khỏe của các nền kinh tế trên toàn cầu.
Nhật Bản báo cáo hoạt động nhà máy bị thu hẹp tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8. Hoạt động kinh doanh tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng sụt giảm nhiều hơn dự kiến, đặc biệt là ở Đức, trong khi nền kinh tế Anh có vẻ sẽ suy giảm trong quý hiện tại và có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Hoạt động kinh doanh của Mỹ tiến gần đến điểm trì trệ trong tháng 8, với tăng trưởng ghi nhận ở mức yếu nhất kể từ tháng 2.
Các thị trường cũng đang tìm kiếm gợi ý về triển vọng lãi suất khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các nhà hoạch định chính sách từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại Jackson Hole, Wyoming, vào thứ Năm (24/8), theo Reuters.