Nghề câu “cá tiền triệu” hay còn gọi câu vương là "sát thủ của những con cá tiền triệu". Bộ câu vương, hay còn có tên gọi khác là câu trăm lưỡi (mỗi một bộ câu có hàng trăm chiếc lưỡi sắc nhọn) thích hợp cho việc đánh bắt ở những con sông có độ dốc cao và mục đích chính là đánh bắt các loài cá đi sát dưới đáy sông. Trên những con thuyền 3 lá, người đàn ông nhẹ nhàng nâng từng đoạn câu.Ở địa bàn các huyện miền núi, thuyền 3 lá là phương tiện hữu hiệu để di chuyển, vừa là một trong những dụng cụ hỗ trợ hữu hiệu cho việc đi thả câu, thăm câu và thu câu. Nghề thả câu vương đã có từ rất lâu, tuy nhiên nó mới phát triển rầm rộ trong thời gian gần đây.Những chiếc lưỡi sắc nhọn nối với nhau trên một sợi dây chắc, khoảng cách của mỗi chiếc lưỡi từ 8 đến 10cm.Hai đầu của bộ câu đều được cột chặt vào gốc cây hoặc chiếc cọc được cắm 2 bên bờ sông, bờ suối. Bên cạnh đó còn được cột một chiếc phao tự chế để đánh dấu vị trí thả câu.Mỗi lần thả câu được khoảng vài hôm người thợ thả câu sẽ phải thu câu 1 lần để đảm bảo độ bền cho chiếc câu.Mỗi bộ câu vương dài từ 10 đến 20m. Ngày xưa, bà con phải đến các thành phố lớn để mua với giá 900 đến 1,2 triệu đồng trên 1 bộ. Ngày nay, những người thợ thả câu ở miền Tây đã biết mua vật liệu về để sản xuất, việc làm này tiết kiệm cho người dân khoảng 600 ngàn đông/1 bộ.Sau khi thăm câu xong, cá cũng được các lái buôn đánh thuyền đến tận nơi để thu mua. Ở xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, mỗi người sở hữu hàng chục bộ câu vương.Những con cá có giá trị kinh tế lớn ở miền Tây Nghệ An như, cá lệch, lăng, ghé... chủ yếu được bắt bằng loại câu vương.
Nghề câu “cá tiền triệu” hay còn gọi câu vương là "sát thủ của những con cá tiền triệu". Bộ câu vương, hay còn có tên gọi khác là câu trăm lưỡi (mỗi một bộ câu có hàng trăm chiếc lưỡi sắc nhọn) thích hợp cho việc đánh bắt ở những con sông có độ dốc cao và mục đích chính là đánh bắt các loài cá đi sát dưới đáy sông. Trên những con thuyền 3 lá, người đàn ông nhẹ nhàng nâng từng đoạn câu.
Ở địa bàn các huyện miền núi, thuyền 3 lá là phương tiện hữu hiệu để di chuyển, vừa là một trong những dụng cụ hỗ trợ hữu hiệu cho việc đi thả câu, thăm câu và thu câu.
Nghề thả câu vương đã có từ rất lâu, tuy nhiên nó mới phát triển rầm rộ trong thời gian gần đây.
Những chiếc lưỡi sắc nhọn nối với nhau trên một sợi dây chắc, khoảng cách của mỗi chiếc lưỡi từ 8 đến 10cm.
Hai đầu của bộ câu đều được cột chặt vào gốc cây hoặc chiếc cọc được cắm 2 bên bờ sông, bờ suối. Bên cạnh đó còn được cột một chiếc phao tự chế để đánh dấu vị trí thả câu.
Mỗi lần thả câu được khoảng vài hôm người thợ thả câu sẽ phải thu câu 1 lần để đảm bảo độ bền cho chiếc câu.
Mỗi bộ câu vương dài từ 10 đến 20m. Ngày xưa, bà con phải đến các thành phố lớn để mua với giá 900 đến 1,2 triệu đồng trên 1 bộ. Ngày nay, những người thợ thả câu ở miền Tây đã biết mua vật liệu về để sản xuất, việc làm này tiết kiệm cho người dân khoảng 600 ngàn đông/1 bộ.
Sau khi thăm câu xong, cá cũng được các lái buôn đánh thuyền đến tận nơi để thu mua. Ở xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, mỗi người sở hữu hàng chục bộ câu vương.
Những con cá có giá trị kinh tế lớn ở miền Tây Nghệ An như, cá lệch, lăng, ghé... chủ yếu được bắt bằng loại câu vương.