Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, việc áp trần giá sữa căn cứ vào các quy định của Luật Giá, trong đó có quy định sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi là sản phẩm nằm trong danh mục bình ổn giá. Trong ảnh là sản phẩm Dielac Alpha 123 HT 900g có giá trần 167.000 đồng/hộp, trong khi đó, Dielac Alpha 123 HG loại 400 g có giá trần 72.000 đồng/hộp. Cũng theo Bộ trưởng, Nhà nước thực hiện bình ổn giá sữa khi có biến động về giá một cách bất thường. Dù quản lý sữa theo cơ chế thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo có sự quản lý của Nhà nước theo chủ trương chung. Tức là phải hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, Nhà nước và người tiêu dùng. Trong ảnh là sản phẩm sữa Dielac Alpha Step 2 HT 900 g với giá trần 188.000 đồng/hộp, Dielac Alpha Step 1 HT 900 g có giá trần 180.000 đồng/hộp. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, việc chúng ta áp trần giá sữa hoàn toàn không vi phạm cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận. Trong ảnh là Dielac Pedia 1+ HT loại 900 g có giá trần 278.000 đồng/hộp. Được biết, 25 nhãn sữa áp giá trần chiếm trên 60% thị phần sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong ảnh là loại sữa IMP Frisolac Gold 1 loại 400 g có giá trần 196.000 đồng/hộp, loại 900 g có giá trần 406.000 đồng/hộp. Theo quyết định, đối với những sản phẩm sữa khác đang lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh về giá của sản phẩm sữa đó với sản phẩm sữa đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá. Trong khi đó, IMP Frisolac Gold 2 loại 900 g có giá trần 400.000 đồng/hộp. Đối với những sản phẩm sữa mới, chưa lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh với giá của sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa cho sản phẩm sữa mới, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá. Trong ảnh là Friso Gold 3 loại 900 g và 1,5 kg có giá trần lần lượt là 365 - 550.000 đồng/hộp.Giá tối đa trong khâu bán lẻ được xác định bằng giá tối đa trong khâu bán buôn cộng chi phí khác có liên quan theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá nhưng tối đa không quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn. Sữa Nan Pro 3 Leb047 Tin loại 900g có giá trần 334.000 đồng/hộp, Nan 2 BL InfMPwdr Lab011A-2 800 g có giá trần 328.000 đồng/hộp và Nan 1 BL NWB019-4-S loại 800 g có giá 323.000 đồng/hộp. Ảnh minh họa.
Theo quyết định về công bố giá trần, ngoài 25 nhãn sữa, khi doanh nghiệp có thay đổi về mẫu mã, hàm lượng và tên gọi sản phẩm của sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi, doanh nghiệp phải đăng ký và cơ quan quản lý giá có quyền thẩm tra cho phí theo 2 phương pháp là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Sữa Lactogen 3 LCOMFORTISGoldLEB 105 loại 900 g có giá trần 226.000 đồng/hộp. Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính cũng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xác định chất lượng sữa, để đảm bảo phương pháp so sánh và phương pháp chi phí phải phù hợp và từ đó ra giá trần cụ thể. Sữa Enfagrow A+ 3 vanilla loại 900 g và 1,8 kg có giá trần lần lượt là 309 - 563.000 đồng/hộp.
Giá trần sữa là mức giá áp dụng chung cho cả nước trên mọi địa bàn. Bộ Tài chính yêu cầu UBND các cấp, các cơ quan chức năng của địa phương phải kiểm tra giá sữa của mỗi địa bàn. Sữa Enfamil A+ 2 loại 900 g có giá trần 363.000 đồng/hộp. Sữa Enfamil A+ 1 loại 400 - 900 g có giá trần lần lượt là 187 - 381.000 đồng/hộp. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc áp trần giá sữa sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Những doanh nghiệp làm ăn không có chiến lược hoặc quá sa đà vào lợi nhuận sẽ khó tồn tại và sẽ khó phát triển trên thị trường. Sữa Abbott Grow 3 loại 900 g có giá trần là 258.000 đồng/hộp. Sữa Grow G-Power vanilla loại 900 g và 1,7 kg có giá trần lần lượt là 360 - 610.000 đồng/hộp. Nhãn sữa Similac GainPlus IQ loại 900 g và 1,7 kg (với Intelli-Pro) có giá trần lần lượt là 405 - 692.000 đồng/hộp.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, việc áp trần giá sữa căn cứ vào các quy định của Luật Giá, trong đó có quy định sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi là sản phẩm nằm trong danh mục bình ổn giá. Trong ảnh là sản phẩm Dielac Alpha 123 HT 900g có giá trần 167.000 đồng/hộp, trong khi đó, Dielac Alpha 123 HG loại 400 g có giá trần 72.000 đồng/hộp.
Cũng theo Bộ trưởng, Nhà nước thực hiện bình ổn giá sữa khi có biến động về giá một cách bất thường. Dù quản lý sữa theo cơ chế thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo có sự quản lý của Nhà nước theo chủ trương chung. Tức là phải hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, Nhà nước và người tiêu dùng. Trong ảnh là sản phẩm sữa Dielac Alpha Step 2 HT 900 g với giá trần 188.000 đồng/hộp, Dielac Alpha Step 1 HT 900 g có giá trần 180.000 đồng/hộp.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, việc chúng ta áp trần giá sữa hoàn toàn không vi phạm cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận. Trong ảnh là Dielac Pedia 1+ HT loại 900 g có giá trần 278.000 đồng/hộp.
Được biết, 25 nhãn sữa áp giá trần chiếm trên 60% thị phần sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong ảnh là loại sữa IMP Frisolac Gold 1 loại 400 g có giá trần 196.000 đồng/hộp, loại 900 g có giá trần 406.000 đồng/hộp.
Theo quyết định, đối với những sản phẩm sữa khác đang lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh về giá của sản phẩm sữa đó với sản phẩm sữa đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá. Trong khi đó, IMP Frisolac Gold 2 loại 900 g có giá trần 400.000 đồng/hộp.
Đối với những sản phẩm sữa mới, chưa lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành và so sánh với giá của sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa cho sản phẩm sữa mới, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá. Trong ảnh là Friso Gold 3 loại 900 g và 1,5 kg có giá trần lần lượt là 365 - 550.000 đồng/hộp.
Giá tối đa trong khâu bán lẻ được xác định bằng giá tối đa trong khâu bán buôn cộng chi phí khác có liên quan theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá nhưng tối đa không quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn. Sữa Nan Pro 3 Leb047 Tin loại 900g có giá trần 334.000 đồng/hộp, Nan 2 BL InfMPwdr Lab011A-2 800 g có giá trần 328.000 đồng/hộp và Nan 1 BL NWB019-4-S loại 800 g có giá 323.000 đồng/hộp. Ảnh minh họa.
Theo quyết định về công bố giá trần, ngoài 25 nhãn sữa, khi doanh nghiệp có thay đổi về mẫu mã, hàm lượng và tên gọi sản phẩm của sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi, doanh nghiệp phải đăng ký và cơ quan quản lý giá có quyền thẩm tra cho phí theo 2 phương pháp là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Sữa Lactogen 3 LCOMFORTISGoldLEB 105 loại 900 g có giá trần 226.000 đồng/hộp. Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính cũng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xác định chất lượng sữa, để đảm bảo phương pháp so sánh và phương pháp chi phí phải phù hợp và từ đó ra giá trần cụ thể. Sữa Enfagrow A+ 3 vanilla loại 900 g và 1,8 kg có giá trần lần lượt là 309 - 563.000 đồng/hộp.
Giá trần sữa là mức giá áp dụng chung cho cả nước trên mọi địa bàn. Bộ Tài chính yêu cầu UBND các cấp, các cơ quan chức năng của địa phương phải kiểm tra giá sữa của mỗi địa bàn. Sữa Enfamil A+ 2 loại 900 g có giá trần 363.000 đồng/hộp.
Sữa Enfamil A+ 1 loại 400 - 900 g có giá trần lần lượt là 187 - 381.000 đồng/hộp.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc áp trần giá sữa sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Những doanh nghiệp làm ăn không có chiến lược hoặc quá sa đà vào lợi nhuận sẽ khó tồn tại và sẽ khó phát triển trên thị trường. Sữa Abbott Grow 3 loại 900 g có giá trần là 258.000 đồng/hộp.
Sữa Grow G-Power vanilla loại 900 g và 1,7 kg có giá trần lần lượt là 360 - 610.000 đồng/hộp.
Nhãn sữa Similac GainPlus IQ loại 900 g và 1,7 kg (với Intelli-Pro) có giá trần lần lượt là 405 - 692.000 đồng/hộp.