Mới đây, thị trường xe điện Việt xôn xao với loại xe điện gấp Lehe K2 có mức giá 14- 18,8 triệu đồng mới xuất hiện. Đây là mẫu xe Trung Quốc được cho là nhái lại mẫu Scoot-E-Bike của hãng Raytroniks, Mỹ. Ảnh minh họa.Đây không phải lần đầu, thị trường xuất hiện xe điện Trung Quốc "nhái" mẫu mã của các hãng “xịn”. Dọc tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, Phố Huế, Tôn Đức Thắng (Hà Nội) xe điện Trung Quốc giả các thương hiệu, dáng xe Vespa, Spacy, Vespa 946 và Primavera... được rao bán với mức giá từ 9 – 20 triệu đồng/chiếc (tùy thuộc vào thương hiệu). Một số sản phẩm xe điện khác được gắn thêm mác Suzika, Fuji, Sonik, Gianya... khiến người mua dễ liên tưởng đến hàng nhập khẩu Đài Loan, Nhật Bản. Ảnh minh họa.Hầu hết xe này được quảng cáo có vận tốc tối đa 40-50km/h, sau nhiều giờ sạc, xe có thể vận hành trong khoảng thời gian 4-5 tiếng hoặc đi được quãng đường tối đa 80km. Các tiểu thương quảng cáo đây là những chiếc xe máy điện, xe đạp điện được lắp ráp hoặc nhập khẩu nguyên chiếc nên có giá đắt đỏ. Ảnh minh họa.Một số loại xe "nhái" của Trung Quốc trang bị các tính năng như loa Bluetooth kết nối với điện thoại, cổng USB cắm máy nghe nhạc, màn hình LCD cỡ lớn trên đầu xe để hiển thị các thông số như khoảng cách, tốc độ, nhiệt độ và dung lượng pin, khóa từ bánh xe để chống trộm. Các tính năng này đang trang bị chủ yếu để tăng giá bán sản phẩm. Ảnh minh họa.Trước một thị trường xe điện bát nháo, đủ loại xe với mức giá khác nhau, người tiêu dùng phân vân có nên chọn mua xe “nhái” của Trung Quốc để tiết kiệm chi phí hay chi khoản tiền lớn mua hàng chính hãng. Về điều này, anh Nguyễn Minh Tuấn (phụ trách kỹ thuật công ty lắp rắp xe máy – xe đạp điện tại Hà Nội) tư vấn: “Người tiêu dùng hiện nay chủ yếu quan tâm đến kiểu dáng, chi phí mua xe mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, độ an toàn sản phẩm. Theo tôi, các mặt hàng nhái Trung Quốc, dù có là nhái các thương hiệu có uy tín, cũng sẽ không đảm bảo. Chúng chỉ na ná hình dáng, tính năng nhưng chất lượng thua kém". Ảnh minh họa.Cũng theo anh Minh Tuấn: “Khi mua xe đạp, xe máy điện chính hãng, xe sẽ có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng. Đây là điều khác biệt rất lớn so với hàng giả. Xe "nhái" chất lượng kém, phần khung xe lắp ráp không đảm bảo, dễ bị hỏng khi có va đập, tuổi thọ giảm nhanh dù có thường xuyên bảo hành hay thay thế các linh kiện. Pin xe nhanh chai. Chưa kể, đối với xe không rõ nguồn gốc, mỗi khi hỏng hóc, người dùng rất khó tìm kiếm các linh kiện phù hợp để thay thế”. Ảnh minh họa.“Ngoài ra, hầu hết các dòng xe nhái, xe tự lắp ráp bằng linh kiện không đảm bảo có chi phí bằng 2/3 hoặc 1/2 giá hàng chính hãng, nhưng khi bán, các tiểu thương sẽ tăng giá sản phẩm khi nhấn mạnh thêm các chi tiết, tính năng mới để “dụ” khách mua. Do đó, dù tưởng tiết kiệm chi phí, nhưng sự thật, khách đang bỏ số tiền lớn để mua hàng không tốt” – anh Tuấn cho biết thêm. Ảnh minh họa.Tư vấn về việc có nên mua điện Trung Quốc “nhái” hàng xịn hay không, anh Hoàng Minh Long (Phụ trách kỹ thuật công ty chuyên sửa chữa, bảo dưỡng xe tại Hà Nội) chia sẻ: “Việc làm giả, “dựa hơi” các thương hiệu uy tín là cách nhanh nhất mà các nhãn hàng Trung Quốc tìm đến với người tiêu dùng, thay vì dựa vào chất lượng sản phẩm. Do đó, tôi cho rằng, nên mua hàng chính hãng, chi phí cao hơn nhưng hậu mãi tốt hơn”. Ảnh minh họa.“Về dấu hiệu nhận biết trên xe, người tiêu dùng có thể phân biệt qua nhãn hiệu, logo. Với xe đạp điện chính hãng, trên yên xe đều in nổi tên thương hiệu, in to, rõ ràng. Các dòng xe nhái, thường lấy tên na ná tên thương hiệu thật, khiến người mua lầm tưởng. Do đó, cần đọc kỹ tên xe định mua là gì, tìm cơ sở phân phối chính hãng” – anh Minh Long nói. Ảnh minh họa.Ngoài các yếu tố kể trên, theo ông Nguyễn Hữu Trí - Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: “Theo tôi, trường hợp mua không có giấy tờ, không có hoá đơn, chắc chắn là những xe không rõ nguồn gốc, xe chui. Do đó, khi mua, khách hàng cần yêu cầu giấy tờ, hóa đơn xe đầy đủ. Khách hàng nên mua xe đã qua đăng kiểm”. Ảnh minh họa.
Mới đây, thị trường xe điện Việt xôn xao với loại xe điện gấp Lehe K2 có mức giá 14- 18,8 triệu đồng mới xuất hiện. Đây là mẫu xe Trung Quốc được cho là nhái lại mẫu Scoot-E-Bike của hãng Raytroniks, Mỹ. Ảnh minh họa.
Đây không phải lần đầu, thị trường xuất hiện xe điện Trung Quốc "nhái" mẫu mã của các hãng “xịn”. Dọc tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, Phố Huế, Tôn Đức Thắng (Hà Nội) xe điện Trung Quốc giả các thương hiệu, dáng xe Vespa, Spacy, Vespa 946 và Primavera... được rao bán với mức giá từ 9 – 20 triệu đồng/chiếc (tùy thuộc vào thương hiệu). Một số sản phẩm xe điện khác được gắn thêm mác Suzika, Fuji, Sonik, Gianya... khiến người mua dễ liên tưởng đến hàng nhập khẩu Đài Loan, Nhật Bản. Ảnh minh họa.
Hầu hết xe này được quảng cáo có vận tốc tối đa 40-50km/h, sau nhiều giờ sạc, xe có thể vận hành trong khoảng thời gian 4-5 tiếng hoặc đi được quãng đường tối đa 80km. Các tiểu thương quảng cáo đây là những chiếc xe máy điện, xe đạp điện được lắp ráp hoặc nhập khẩu nguyên chiếc nên có giá đắt đỏ. Ảnh minh họa.
Một số loại xe "nhái" của Trung Quốc trang bị các tính năng như loa Bluetooth kết nối với điện thoại, cổng USB cắm máy nghe nhạc, màn hình LCD cỡ lớn trên đầu xe để hiển thị các thông số như khoảng cách, tốc độ, nhiệt độ và dung lượng pin, khóa từ bánh xe để chống trộm. Các tính năng này đang trang bị chủ yếu để tăng giá bán sản phẩm. Ảnh minh họa.
Trước một thị trường xe điện bát nháo, đủ loại xe với mức giá khác nhau, người tiêu dùng phân vân có nên chọn mua xe “nhái” của Trung Quốc để tiết kiệm chi phí hay chi khoản tiền lớn mua hàng chính hãng. Về điều này, anh Nguyễn Minh Tuấn (phụ trách kỹ thuật công ty lắp rắp xe máy – xe đạp điện tại Hà Nội) tư vấn: “Người tiêu dùng hiện nay chủ yếu quan tâm đến kiểu dáng, chi phí mua xe mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, độ an toàn sản phẩm. Theo tôi, các mặt hàng nhái Trung Quốc, dù có là nhái các thương hiệu có uy tín, cũng sẽ không đảm bảo. Chúng chỉ na ná hình dáng, tính năng nhưng chất lượng thua kém". Ảnh minh họa.
Cũng theo anh Minh Tuấn: “Khi mua xe đạp, xe máy điện chính hãng, xe sẽ có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng. Đây là điều khác biệt rất lớn so với hàng giả. Xe "nhái" chất lượng kém, phần khung xe lắp ráp không đảm bảo, dễ bị hỏng khi có va đập, tuổi thọ giảm nhanh dù có thường xuyên bảo hành hay thay thế các linh kiện. Pin xe nhanh chai. Chưa kể, đối với xe không rõ nguồn gốc, mỗi khi hỏng hóc, người dùng rất khó tìm kiếm các linh kiện phù hợp để thay thế”. Ảnh minh họa.
“Ngoài ra, hầu hết các dòng xe nhái, xe tự lắp ráp bằng linh kiện không đảm bảo có chi phí bằng 2/3 hoặc 1/2 giá hàng chính hãng, nhưng khi bán, các tiểu thương sẽ tăng giá sản phẩm khi nhấn mạnh thêm các chi tiết, tính năng mới để “dụ” khách mua. Do đó, dù tưởng tiết kiệm chi phí, nhưng sự thật, khách đang bỏ số tiền lớn để mua hàng không tốt” – anh Tuấn cho biết thêm. Ảnh minh họa.
Tư vấn về việc có nên mua điện Trung Quốc “nhái” hàng xịn hay không, anh Hoàng Minh Long (Phụ trách kỹ thuật công ty chuyên sửa chữa, bảo dưỡng xe tại Hà Nội) chia sẻ: “Việc làm giả, “dựa hơi” các thương hiệu uy tín là cách nhanh nhất mà các nhãn hàng Trung Quốc tìm đến với người tiêu dùng, thay vì dựa vào chất lượng sản phẩm. Do đó, tôi cho rằng, nên mua hàng chính hãng, chi phí cao hơn nhưng hậu mãi tốt hơn”. Ảnh minh họa.
“Về dấu hiệu nhận biết trên xe, người tiêu dùng có thể phân biệt qua nhãn hiệu, logo. Với xe đạp điện chính hãng, trên yên xe đều in nổi tên thương hiệu, in to, rõ ràng. Các dòng xe nhái, thường lấy tên na ná tên thương hiệu thật, khiến người mua lầm tưởng. Do đó, cần đọc kỹ tên xe định mua là gì, tìm cơ sở phân phối chính hãng” – anh Minh Long nói. Ảnh minh họa.
Ngoài các yếu tố kể trên, theo ông Nguyễn Hữu Trí - Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: “Theo tôi, trường hợp mua không có giấy tờ, không có hoá đơn, chắc chắn là những xe không rõ nguồn gốc, xe chui. Do đó, khi mua, khách hàng cần yêu cầu giấy tờ, hóa đơn xe đầy đủ. Khách hàng nên mua xe đã qua đăng kiểm”. Ảnh minh họa.