1. Cavern Kernel. Các tín đồ của thương hiệu thời trang Calvin Klein hẳn phải bật cười khi thấy tên thương hiệu nhái này. Ngoài cái tên này, ở Trung Quốc còn có vô số các tên tương tự và không kém phần hài hước như Caiwen Kelai, Calvim Klain và Carlin Klair. 2. OFC. Thương hiệu nhái này không chỉ khiến hãng đồ ăn nhanh KFC giật mình mà còn khiến tổng thống Obama chột dạ khi xuất hiện trong logo thương hiệu này với khuôn mặt siêu hài hước.3. OKAY. Chữ "L" trong tên gốc của thương hiệu OLAY bị đổi thành "K" và biến thành một từ tiếng anh thông dụng. Chưa biết chất lượng của sản phẩm gội đầu này ra sao nhưng ít nhất cái tên nhái này cũng có thể khiến khách hàng cảm thấy "ổn" như tên gọi của nó.4. oMC McDnoald’s. Ngoài việc sao chép màu sắc và chữ M kinh điển trong logo của McDonald, người Trung Quốc còn thể hiện năng lực "nhái" khi thay đổi vài ký tự để tạo ra cái tên riêng của mình.5. Pizza Huh. Những tấm biển khiến người xem phải bụm miệng cười như thế này xuất hiện nhan nhản ở các trung tâm mua sắm tại Nam Kinh, Trung Quốc.6. Poly Station. Sony mới khai sinh đứa em của PlayStation One sao?7. Abidas. Hãng thời trang thể thao Adidas chắc hẳn phải rất đau đầu với những cái tên "song sinh" bất đắc dĩ như thế này: Avivas, Adadis, Daiads, Adidos, Abcids, Abidas, Odidos. Không chỉ có Adidas, đối thủ Nike cũng phải chịu cảnh tương tự khi có vô số thương hiệu nhái xuất hiện ở Trung Quốc như Nake, Nire, Kine, Nkie, và Hike. 8. Tuna. Thương hiệu thời trang Puma bị chuyển thành Tuna (cá ngừ) và có logo là một con cá.
1. Cavern Kernel. Các tín đồ của thương hiệu thời trang Calvin Klein hẳn phải bật cười khi thấy tên thương hiệu nhái này. Ngoài cái tên này, ở Trung Quốc còn có vô số các tên tương tự và không kém phần hài hước như Caiwen Kelai, Calvim Klain và Carlin Klair.
2. OFC. Thương hiệu nhái này không chỉ khiến hãng đồ ăn nhanh KFC giật mình mà còn khiến tổng thống Obama chột dạ khi xuất hiện trong logo thương hiệu này với khuôn mặt siêu hài hước.
3. OKAY. Chữ "L" trong tên gốc của thương hiệu OLAY bị đổi thành "K" và biến thành một từ tiếng anh thông dụng. Chưa biết chất lượng của sản phẩm gội đầu này ra sao nhưng ít nhất cái tên nhái này cũng có thể khiến khách hàng cảm thấy "ổn" như tên gọi của nó.
4. oMC McDnoald’s. Ngoài việc sao chép màu sắc và chữ M kinh điển trong logo của McDonald, người Trung Quốc còn thể hiện năng lực "nhái" khi thay đổi vài ký tự để tạo ra cái tên riêng của mình.
5. Pizza Huh. Những tấm biển khiến người xem phải bụm miệng cười như thế này xuất hiện nhan nhản ở các trung tâm mua sắm tại Nam Kinh, Trung Quốc.
6. Poly Station. Sony mới khai sinh đứa em của PlayStation One sao?
7. Abidas. Hãng thời trang thể thao Adidas chắc hẳn phải rất đau đầu với những cái tên "song sinh" bất đắc dĩ như thế này: Avivas, Adadis, Daiads, Adidos, Abcids, Abidas, Odidos. Không chỉ có Adidas, đối thủ Nike cũng phải chịu cảnh tương tự khi có vô số thương hiệu nhái xuất hiện ở Trung Quốc như Nake, Nire, Kine, Nkie, và Hike.
8. Tuna. Thương hiệu thời trang Puma bị chuyển thành Tuna (cá ngừ) và có logo là một con cá.