Thất bại của sản phẩm "New Coke" là mánh khóe để thu hút sự chú ý tới "Classic Coke". Năm 1985, Coca-Cola quyết định ngưng sản xuất loại nước ngọt “New Coke” và thay thế bằng một sản phẩm mới. Thất bại này của Coca-Cola được xem như “Sai lầm Marketing lớn nhất mọi thời đại”. Tuy nhiên, những thành công vang dội trong hoạt động kinh doanh của Coca-Cola khiến nhiều người không tin vào sự thất bại của “New Coke”.
Coca-Cola sẵn sàng chịu phạt về việc quảng cáo sai lệch lượng calo trong sản phẩm. Coca-Cola đã cố tình in thông tin sai lạc về các giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chấp nhận trả tiền phạt. Sở dĩ công ty này làm như vậy bởi với cách quảng cáo này, họ có thể kiếm được số tiền nhiều hơn chi phí nộp phạt.
Logo của Coca-Cola giống người đang hít cocaine. Nếu đặt dọc dòng chữ trong logo của Coca-Cola, bạn sẽ thấy hình ảnh một người đàn ông đội mũ đang hít cocaine. Đây là móc sắt quan trọng của nhiều tin đồn cho rằng công ty đã cho một lượng nhỏ cocaine trong đồ uống để gây nghiện.
Uống Coca-Cola và ăn kẹo bạc hà Mentos gây chết người. Sau vụ việc một thanh niên Brazil tử vong khi ăn viên ngậm Mentos và uống Diet Coke, người tiêu dùng đặt ra nhiều nghi vấn về sự tương tác này. Trên thực tế, khi bỏ một viên kẹo vào bất kỳ loại nước ngọt có gas nào, việc sủi bọt là chuyện bình thường. Axit trong dạ dày sẽ trung hòa các chất và kết quả là không có tác dụng nào ngoại trừ một số trường hợp gây đau bụng.
Uống Coca-Cola với thuốc aspirin viên sủi gây nghiện (thậm chí chết người). Trong đầu những năm 1930, một bác sĩ từ đã yêu cầu "Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ" thông báo rằng một thiếu niên đã bị nghiện khi uống Coca-Cola với thuốc aspirin (loại thuốc thường dùng để giảm đau, hạ sốt, kháng viêm). Khi tin tức về vụ việc này được lan truyền, nhiều phụ huynh đã ngăn con cái của họ sử dụng sản phẩm này vì nó gây chết người. Tuy nhiên, đây chỉ là điều bịa đặt.
Rót Coca-Cola lên miếng thịt lợn khiến giun, sán bò ra ngoài. Trước đó, một video giả mạo trên mạng quay cảnh đổ Coca-Cola lên miếng thịt lợn chưa nấu chín khiến giun, sán trong miếng thịt bò ra ngoài. Sau vụ việc, nhiều người tiêu dùng đã “gạch” thịt lợn ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Coca-Cola là thuộc sở hữu của người Mormons. Ngoài những tin đồn về sản phẩm, Coca-Cola còn được cho là thuộc sở hữu của tín đồ giáo hội Mormon. Thực tế là Coca-Cola là một công ty giao dịch công khai với 5% cổ phần của gia đình người sáng lập, giám đốc điều hành cũ và hiện tại. Lượng cổ phiếu còn lại là của các chủ sở hữu và một số nhà đầu tư cá nhân khác.
Không có một nhân viên nào biết công thức của Coca-Cola. Theo tin đồn, chỉ có hai giám đốc điều hành biết công thức chính xác của Coca-Cola. Tuy nhiên, nhiều khả năng, nhân viên của Coca-Cola cũng biết rõ quy trình sản xuất đồ uống của họ.
Coca-Cola tạo ra hình ảnh một ông già Noel hiện đại. Trong một bức hình quảng cáo của Coca-Cola, ông già Noel xuất hiện trong bộ dạng là một người béo, râu trắng, đang chuẩn bị uống Coca. Nhiều người cho rằng, đó là ông già Noel hiện đại. Tuy nhiên, hình ảnh thông thường của ông già Noel bắt đầu xuất hiện trong các quảng cáo khác từ đầu năm 1906.
Một cốc Coca-Cola gây sâu răng sau một đêm. Clive McCay thuộc trường đại học Cornell đã thực hiện thí nghiệm khi thả một chiếc răng trong một ly Coca-Cola trong 2 ngày. Kết quả là chiếc răng bị sâu. Tuy nhiên, nhà hóa học hàng đầu của Coca-Cola, Orville May, giải thích rằng, bất cứ vật nào chứa axit photphoric và đường, bao gồm nước cam tươi, sẽ phân hủy răng sau một thời gian, nhưng chắc chắn không phải trong 1-2 ngày.
Thất bại của sản phẩm "New Coke" là mánh khóe để thu hút sự chú ý tới "Classic Coke". Năm 1985, Coca-Cola quyết định ngưng sản xuất loại nước ngọt “New Coke” và thay thế bằng một sản phẩm mới. Thất bại này của Coca-Cola được xem như “Sai lầm Marketing lớn nhất mọi thời đại”. Tuy nhiên, những thành công vang dội trong hoạt động kinh doanh của Coca-Cola khiến nhiều người không tin vào sự thất bại của “New Coke”.
Coca-Cola sẵn sàng chịu phạt về việc quảng cáo sai lệch lượng calo trong sản phẩm. Coca-Cola đã cố tình in thông tin sai lạc về các giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chấp nhận trả tiền phạt. Sở dĩ công ty này làm như vậy bởi với cách quảng cáo này, họ có thể kiếm được số tiền nhiều hơn chi phí nộp phạt.
Logo của Coca-Cola giống người đang hít cocaine. Nếu đặt dọc dòng chữ trong logo của Coca-Cola, bạn sẽ thấy hình ảnh một người đàn ông đội mũ đang hít cocaine. Đây là móc sắt quan trọng của nhiều tin đồn cho rằng công ty đã cho một lượng nhỏ cocaine trong đồ uống để gây nghiện.
Uống Coca-Cola và ăn kẹo bạc hà Mentos gây chết người. Sau vụ việc một thanh niên Brazil tử vong khi ăn viên ngậm Mentos và uống Diet Coke, người tiêu dùng đặt ra nhiều nghi vấn về sự tương tác này. Trên thực tế, khi bỏ một viên kẹo vào bất kỳ loại nước ngọt có gas nào, việc sủi bọt là chuyện bình thường. Axit trong dạ dày sẽ trung hòa các chất và kết quả là không có tác dụng nào ngoại trừ một số trường hợp gây đau bụng.
Uống Coca-Cola với thuốc aspirin viên sủi gây nghiện (thậm chí chết người). Trong đầu những năm 1930, một bác sĩ từ đã yêu cầu "Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ" thông báo rằng một thiếu niên đã bị nghiện khi uống Coca-Cola với thuốc aspirin (loại thuốc thường dùng để giảm đau, hạ sốt, kháng viêm). Khi tin tức về vụ việc này được lan truyền, nhiều phụ huynh đã ngăn con cái của họ sử dụng sản phẩm này vì nó gây chết người. Tuy nhiên, đây chỉ là điều bịa đặt.
Rót Coca-Cola lên miếng thịt lợn khiến giun, sán bò ra ngoài. Trước đó, một video giả mạo trên mạng quay cảnh đổ Coca-Cola lên miếng thịt lợn chưa nấu chín khiến giun, sán trong miếng thịt bò ra ngoài. Sau vụ việc, nhiều người tiêu dùng đã “gạch” thịt lợn ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Coca-Cola là thuộc sở hữu của người Mormons. Ngoài những tin đồn về sản phẩm, Coca-Cola còn được cho là thuộc sở hữu của tín đồ giáo hội Mormon. Thực tế là Coca-Cola là một công ty giao dịch công khai với 5% cổ phần của gia đình người sáng lập, giám đốc điều hành cũ và hiện tại. Lượng cổ phiếu còn lại là của các chủ sở hữu và một số nhà đầu tư cá nhân khác.
Không có một nhân viên nào biết công thức của Coca-Cola. Theo tin đồn, chỉ có hai giám đốc điều hành biết công thức chính xác của Coca-Cola. Tuy nhiên, nhiều khả năng, nhân viên của Coca-Cola cũng biết rõ quy trình sản xuất đồ uống của họ.
Coca-Cola tạo ra hình ảnh một ông già Noel hiện đại. Trong một bức hình quảng cáo của Coca-Cola, ông già Noel xuất hiện trong bộ dạng là một người béo, râu trắng, đang chuẩn bị uống Coca. Nhiều người cho rằng, đó là ông già Noel hiện đại. Tuy nhiên, hình ảnh thông thường của ông già Noel bắt đầu xuất hiện trong các quảng cáo khác từ đầu năm 1906.
Một cốc Coca-Cola gây sâu răng sau một đêm. Clive McCay thuộc trường đại học Cornell đã thực hiện thí nghiệm khi thả một chiếc răng trong một ly Coca-Cola trong 2 ngày. Kết quả là chiếc răng bị sâu. Tuy nhiên, nhà hóa học hàng đầu của Coca-Cola, Orville May, giải thích rằng, bất cứ vật nào chứa axit photphoric và đường, bao gồm nước cam tươi, sẽ phân hủy răng sau một thời gian, nhưng chắc chắn không phải trong 1-2 ngày.