Ở miền Tây, ếch đồng còn được người dân gọi là “gà đồng” vì thịt trắng, ngon giống như thịt gà. Để bắt ếch, người dân dùng mồi là cá biển hoặc ốc bươu vàng cắt thành viên nhỏ, trộn với thuốc bắc. Anh Nguyễn Văn Toàn, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) - người có kinh nghiệm đi câu ếch cho biết, để mồi "ngon" nhất, thu hút ếch đến ăn nhiều, người câu nên để cá bằm hoặc ốc viên vào chai nhựa đem phơi nắng 10 - 20 giờ cho mồi thối.
Lưỡi câu ếch được cột vào sợi dây nylon rồi buộc vào thân cây trúc nhỏ được cắt thành đoạn dài khoảng 25 cm.
Kinh nghiệm của người chuyên câu "gà đồng" là làm dây câu ngắn để ếch không kéo xuống nước dễ mắc câu. Kích thước mồi phù hợp nhất, theo anh Toàn, cỡ bằng đầu ngón tay. "Nếu mồi nhỏ quá chỉ dính những con ếch nhỏ, mồi lớn quá ếch rất dễ sẩy", anh nói.
Những lưỡi câu như vậy thường được cắm ở các bờ ruộng, đê bao, liếp hay quanh vườn cây ăn trái vì các địa điểm này tập trung nhiều ếch. Mỗi người đi câu thường cắm khoảng 100 – 300 cần.
Thời điểm đặt cần khoảng 15h đến 17h30. Khi nước cạn, người đi câu lội bộ. Nếu nước sâu, họ đi xuồng.
Trước khi cắm cần, người làm nghề phải móc đất tạo bãi cho láng rồi để mồi lót lên mặt. Tiếp đến, họ lấy chiếc cần câu móc mồi cắm mạnh xuống bờ và để chiếc lưỡi trên mặt bãi bùn. Theo giải thích của những người làm nghề này, việc xoa bùn phẳng là cần thiết vì ếch thích ăn mồi ở địa hình như vậy.
Để bắt được nhiều ếch, người đi câu chọn những nơi bờ thấp, trống hoặc ít cỏ.
Mỗi cần đặt cách nhau 5 - 6 m, tối đa là 7 m.
Dù việc cắm cần câu ếch có thể làm quanh năn, nhưng vào mùa nước nổi, ếch có nhiều hơn mùa khác. Bình quân mỗi ngày, một người bắt được 5 - 10 kg ếch lớn nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Thạch (Sáu Thạch) ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang cho biết, sau khi đặt cần khoảng 2 giờ, người đi câu sẽ đi sửa lại mồi, gỡ ếch mắc câu.
Đến 4h sáng, việc "thu hoạch" ếch sẽ hoàn tất để kịp bán cho những bạn hàng ở Cần Thơ, Hậu Giang hay chở lên TP HCM.
Những con ếch được cột ngang hông thành từng chùm 1,5 đến 2 kg rồi đem ra chợ bán. Mức giá hiện tại là 40.000 - 45.000 đồng/kg loại nhỏ và khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg loại to. Sau mỗi đêm, trừ chi phí mồi, dụng cụ khoảng 20.000- 30.000 đồng, người đi câu có thu nhập 200.000 - 500.000 đồng.
Anh Nguyễn Văn Chính, một bạn hàng mua cá, ếch tại chợ Kinh Cùng, Hậu Giang cho biết chợ thủy sản ở đây hoạt động từ 2h đến 4h sáng. Mỗi bạn hàng như anh thu mua từ 50 đến 200 kg ếch rồi đem đi giao khắp nơi ở các quán ăn và nhà hàng.
Ở miền Tây, ếch đồng còn được người dân gọi là “gà đồng” vì thịt trắng, ngon giống như thịt gà. Để bắt ếch, người dân dùng mồi là cá biển hoặc ốc bươu vàng cắt thành viên nhỏ, trộn với thuốc bắc. Anh Nguyễn Văn Toàn, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) - người có kinh nghiệm đi câu ếch cho biết, để mồi "ngon" nhất, thu hút ếch đến ăn nhiều, người câu nên để cá bằm hoặc ốc viên vào chai nhựa đem phơi nắng 10 - 20 giờ cho mồi thối.
Lưỡi câu ếch được cột vào sợi dây nylon rồi buộc vào thân cây trúc nhỏ được cắt thành đoạn dài khoảng 25 cm.
Kinh nghiệm của người chuyên câu "gà đồng" là làm dây câu ngắn để ếch không kéo xuống nước dễ mắc câu. Kích thước mồi phù hợp nhất, theo anh Toàn, cỡ bằng đầu ngón tay. "Nếu mồi nhỏ quá chỉ dính những con ếch nhỏ, mồi lớn quá ếch rất dễ sẩy", anh nói.
Những lưỡi câu như vậy thường được cắm ở các bờ ruộng, đê bao, liếp hay quanh vườn cây ăn trái vì các địa điểm này tập trung nhiều ếch. Mỗi người đi câu thường cắm khoảng 100 – 300 cần.
Thời điểm đặt cần khoảng 15h đến 17h30. Khi nước cạn, người đi câu lội bộ. Nếu nước sâu, họ đi xuồng.
Trước khi cắm cần, người làm nghề phải móc đất tạo bãi cho láng rồi để mồi lót lên mặt. Tiếp đến, họ lấy chiếc cần câu móc mồi cắm mạnh xuống bờ và để chiếc lưỡi trên mặt bãi bùn. Theo giải thích của những người làm nghề này, việc xoa bùn phẳng là cần thiết vì ếch thích ăn mồi ở địa hình như vậy.
Để bắt được nhiều ếch, người đi câu chọn những nơi bờ thấp, trống hoặc ít cỏ.
Mỗi cần đặt cách nhau 5 - 6 m, tối đa là 7 m.
Dù việc cắm cần câu ếch có thể làm quanh năn, nhưng vào mùa nước nổi, ếch có nhiều hơn mùa khác. Bình quân mỗi ngày, một người bắt được 5 - 10 kg ếch lớn nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Thạch (Sáu Thạch) ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang cho biết, sau khi đặt cần khoảng 2 giờ, người đi câu sẽ đi sửa lại mồi, gỡ ếch mắc câu.
Đến 4h sáng, việc "thu hoạch" ếch sẽ hoàn tất để kịp bán cho những bạn hàng ở Cần Thơ, Hậu Giang hay chở lên TP HCM.
Những con ếch được cột ngang hông thành từng chùm 1,5 đến 2 kg rồi đem ra chợ bán. Mức giá hiện tại là 40.000 - 45.000 đồng/kg loại nhỏ và khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg loại to. Sau mỗi đêm, trừ chi phí mồi, dụng cụ khoảng 20.000- 30.000 đồng, người đi câu có thu nhập 200.000 - 500.000 đồng.
Anh Nguyễn Văn Chính, một bạn hàng mua cá, ếch tại chợ Kinh Cùng, Hậu Giang cho biết chợ thủy sản ở đây hoạt động từ 2h đến 4h sáng. Mỗi bạn hàng như anh thu mua từ 50 đến 200 kg ếch rồi đem đi giao khắp nơi ở các quán ăn và nhà hàng.