Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/4: Gói kích thích khổng lồ, USD suy yếu

Google News

Đồng USD yếu khi ngân hàng Trung ương sử dụng tất cả các công cụ của mình đến khi kinh tế Mỹ bắt đầu hoàn toàn hồi phục từ những thiệt hại do dịch COVID-19.

Tỷ giá trong nước
Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.221 đồng (giảm 15 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB …đã giảm khoảng 20 đến 30 so cuối ngày hôm qua, hiện giao dịch quanh mức 23.380 - 23.560 đồng/USD.
Tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.650 đồng/USD và bán ra là 23.730 đồng/USD.
Ty gia ngoai te ngay 13/4: Goi kich thich khong lo, USD suy yeu
Ảnh minh họa.
Tỷ giá ngoại tệ
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,64% ở mức 99,53.
Nhận định về động thái của Fed, Phó Chủ tịch điều hành tại GoldMining, Jeff Wright, cho rằng, mục tiêu là tái khởi động nền kinh tế nhanh chóng, nhưng cái giá sẽ là đồng USD suy yếu trong dài hạn.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 10/4 bày tỏ sự lạc quan về tiến triển lời kêu gọi chung của ông và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về việc tạm hoãn các khoản thanh toán nợ song phương chính thức của các quốc gia nghèo nhất trên thế giới.
Ông Malpass cho biết đề xuất này sẽ được các quan chức tài chính của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thảo luận tại cuộc họp diễn ra vào ngày 17/4 tới.
Ông mong đợi đề xuất của ông sẽ được 25 thành viên của Ủy ban Phát triển của WB và IMF tán thành khi nhóm họp.
Theo Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đại dịch COVID-19 sẽ càn quét kinh tế thế giới và dẫn tới tăng trưởng âm vào năm 2020, gây ra sự sụp đổ tồi tệ nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái năm 1930 đến nay và sẽ chỉ phục hồi một phần vào năm 2021.
Theo số liệu từ trường Đại học Johns Hopkins, trong thời gian từ năm 2000-2017, Chính phủ, các ngân hàng và công ty Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay trị giá 143 tỷ USD cho châu Phi, phần lớn trong số đó là dành cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Ông Malpass cho biết thêm WB và IMF sẽ hợp tác chặt chẽ với các quốc gia và chủ nợ của IDA để đánh giá triển vọng nợ của mỗi quốc gia dựa trên dữ liệu nợ được điều chỉnh và các yêu cầu dịch vụ nợ.
Theo Đông Sơn / Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)