1. Wells Fargo, giá trị vốn hóa thị trường: 261,72 tỷ USD. Wells Fargo là ngân hàng đa quốc gia với các chi nhánh trải rộng trên toàn cầu. Nếu tính về tổng tài sản, Wells Fargo không thuộc top 20 ngân hàng lớn nhất thế giới. Thế nhưng tính về giá trị vốn hóa thị trường thì Wells Fargo không những là ngân hàng lớn nhất Mỹ mà còn là ngân hàng giàu nhất thế giới. Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.
2. JP Morgan Chase, với vốn hóa thị trường: 229,90 tỷ USD. JP Morgan Chase ra đời vào năm 2000 do JP Morgan & Co và Chase Manhattan Corporation sáp nhập với nhau. Sau khi sáp nhập, JP Morgan Chase đã trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, lớn thứ 6 trên thế giới. Giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng này đạt 229,90 tỷ USD, đứng thứ hai Mỹ và cũng đứng thứ hai thế giới.
3. Ngân hàng Công thương Trung Quốc, với vốn hóa thị trường: 196,21 tỷ USD. Đây là ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc với tổng tài sản ước tính lên tới 3,1 nghìn tỷ USD. Ngân hàng Công thương Trung Quốc cũng được bình chọn đứng đầu tiên trong “Top 1000 Ngân hàng thế giới” do tạp chí The Banker bình chọn.
4. HSBC Holdings, với vốn hóa thị trường: 191,43 tỷ USD. Ngân hàng này có 125 triệu khách hàng giao dịch tại gần 7.000 chi nhánh trên toàn cầu. Với giá trị vốn hóa đạt 191,43 tỷ USD, HSBC trở thành ngân hàng lớn thứ 4 trên thế giới.
5. Bank of America, với vốn hóa thị trường: 181,77 tỷ USD. Đây là ngân hàng lớn thứ hai Mỹ nếu tính về tổng tài sản. Bank of America từng dính líu đến nhiều vụ kiện tụng trong những năm vừa qua, gần đây nhất là yêu cầu bồi thường 17 tỷ USD từ Bộ Tư pháp Mỹ liên quan đến các khoản bất động sản và các khoản vay mua nhà đã gây ảnh hưởng tới vụ khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, nó được xếp là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới nếu xét về vốn hóa thị trường.
6. Ngân hàng xây dựng Trung Quốc, với giá trị vốn hóa thị trường: 160,83 tỷ USD. Đây là ngân hàng lớn thứ 2 của quốc gia này, với lợi nhuận ròng năm ngoái đạt 34,98 tỷ USD, tăng hơn 11%. Giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng đã tăng nhanh chóng lên tới 160,83 tỷ USD trong năm nay. 7. Citigroup, với giá trị vốn hóa thị trường: 144,63 tỷ USD. Sau khi chịu tổn thất khá nghiêm trọng do khủng hoảng kinh tế năm 2008, Citigroup đã phục hồi khá mạnh mẽ, với thặng dư tiền mặt và chứng khoán tích lũy được trong năm ngoái ước tính vào 420 tỷ USD và tổng vốn chủ sở hữu đạt 204 tỷ USD.
8. Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, với giá trị vốn hóa thị trường: 126,41 tỷ USD. Đây là một trong những ngân hàng đại chúng mạnh nhất toàn thế giới, với 320 triệu khách hàng cá nhân, gần 3 triệu khách hàng doanh nghiệp và 24.000 chi nhánh trên toàn thế giới. Năm ngoái, lợi nhuận ròng của ngân hàng này tăng 15%, đạt mức 27,02 tỷ USD.
9. Bank of China, giá trị vốn hóa thị trường: 115,92 tỷ USD. Đây là ngân hàng lâu đời nhất Trung Quốc, được thành lập từ năm 1912 để thay thế cho ngân hàng Hoàng Gia Trung Hoa. Với các chi nhánh trên toàn thế giới, lợi nhuận của Ngân hàng Trung Quốc tăng cao vào năm ngoái, đạt 26,4 tỷ USD.
10. Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia, với giá trị vốn hóa thị trường: 131,53 tỷ USD. Được thành lập vào năm 1911, Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia là ngân hàng tư nhân đa quốc gia và là ngân hàng tư nhân lớn thứ hai của Australia được niêm yết trên sàn chứng khoán. Tính về tổng tài sản thì Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia không nằm trong top 20 ngân hàng lớn nhất, nhưng nếu xét về giá trị vốn hóa thị trường thì nó lại đứng thứ 10, với tổng giá trị vốn hóa đạt 131,51 tỷ USD.
1. Wells Fargo, giá trị vốn hóa thị trường: 261,72 tỷ USD. Wells Fargo là ngân hàng đa quốc gia với các chi nhánh trải rộng trên toàn cầu. Nếu tính về tổng tài sản, Wells Fargo không thuộc top 20 ngân hàng lớn nhất thế giới. Thế nhưng tính về giá trị vốn hóa thị trường thì Wells Fargo không những là ngân hàng lớn nhất Mỹ mà còn là ngân hàng giàu nhất thế giới. Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.
2. JP Morgan Chase, với vốn hóa thị trường: 229,90 tỷ USD. JP Morgan Chase ra đời vào năm 2000 do JP Morgan & Co và Chase Manhattan Corporation sáp nhập với nhau. Sau khi sáp nhập, JP Morgan Chase đã trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, lớn thứ 6 trên thế giới. Giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng này đạt 229,90 tỷ USD, đứng thứ hai Mỹ và cũng đứng thứ hai thế giới.
3. Ngân hàng Công thương Trung Quốc, với vốn hóa thị trường: 196,21 tỷ USD. Đây là ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc với tổng tài sản ước tính lên tới 3,1 nghìn tỷ USD. Ngân hàng Công thương Trung Quốc cũng được bình chọn đứng đầu tiên trong “Top 1000 Ngân hàng thế giới” do tạp chí The Banker bình chọn.
4. HSBC Holdings, với vốn hóa thị trường: 191,43 tỷ USD. Ngân hàng này có 125 triệu khách hàng giao dịch tại gần 7.000 chi nhánh trên toàn cầu. Với giá trị vốn hóa đạt 191,43 tỷ USD, HSBC trở thành ngân hàng lớn thứ 4 trên thế giới.
5. Bank of America, với vốn hóa thị trường: 181,77 tỷ USD. Đây là ngân hàng lớn thứ hai Mỹ nếu tính về tổng tài sản. Bank of America từng dính líu đến nhiều vụ kiện tụng trong những năm vừa qua, gần đây nhất là yêu cầu bồi thường 17 tỷ USD từ Bộ Tư pháp Mỹ liên quan đến các khoản bất động sản và các khoản vay mua nhà đã gây ảnh hưởng tới vụ khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, nó được xếp là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới nếu xét về vốn hóa thị trường.
6. Ngân hàng xây dựng Trung Quốc, với giá trị vốn hóa thị trường: 160,83 tỷ USD. Đây là ngân hàng lớn thứ 2 của quốc gia này, với lợi nhuận ròng năm ngoái đạt 34,98 tỷ USD, tăng hơn 11%. Giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng đã tăng nhanh chóng lên tới 160,83 tỷ USD trong năm nay.
7. Citigroup, với giá trị vốn hóa thị trường: 144,63 tỷ USD. Sau khi chịu tổn thất khá nghiêm trọng do khủng hoảng kinh tế năm 2008, Citigroup đã phục hồi khá mạnh mẽ, với thặng dư tiền mặt và chứng khoán tích lũy được trong năm ngoái ước tính vào 420 tỷ USD và tổng vốn chủ sở hữu đạt 204 tỷ USD.
8. Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, với giá trị vốn hóa thị trường: 126,41 tỷ USD. Đây là một trong những ngân hàng đại chúng mạnh nhất toàn thế giới, với 320 triệu khách hàng cá nhân, gần 3 triệu khách hàng doanh nghiệp và 24.000 chi nhánh trên toàn thế giới. Năm ngoái, lợi nhuận ròng của ngân hàng này tăng 15%, đạt mức 27,02 tỷ USD.
9. Bank of China, giá trị vốn hóa thị trường: 115,92 tỷ USD. Đây là ngân hàng lâu đời nhất Trung Quốc, được thành lập từ năm 1912 để thay thế cho ngân hàng Hoàng Gia Trung Hoa. Với các chi nhánh trên toàn thế giới, lợi nhuận của Ngân hàng Trung Quốc tăng cao vào năm ngoái, đạt 26,4 tỷ USD.
10. Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia, với giá trị vốn hóa thị trường: 131,53 tỷ USD. Được thành lập vào năm 1911, Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia là ngân hàng tư nhân đa quốc gia và là ngân hàng tư nhân lớn thứ hai của Australia được niêm yết trên sàn chứng khoán. Tính về tổng tài sản thì Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia không nằm trong top 20 ngân hàng lớn nhất, nhưng nếu xét về giá trị vốn hóa thị trường thì nó lại đứng thứ 10, với tổng giá trị vốn hóa đạt 131,51 tỷ USD.