Ông Nguyễn Văn Tiến, người từng săn được hàng ngàn "thủy quái" ở Hồ Tây. Ông Tiến là người Sầm Sơn, Thanh Hóa, từng là thuyền trưởng, quản lý mấy chục thợ đánh cá ngoài biển. Với ông Tiến, biển rộng mênh mông còn đánh được cá, mấy cái ao hồ nhỏ xíu, vét sạch cá lên bờ đâu có gì khó nhọc. Vậy nên, rất nhiều hợp tác xã quản lý hồ cá ở miền Bắc thuê đội quân kéo cá của ông.Suốt 15 năm đánh cá ở Hồ Tây, ông Tiến đã săn được nhiều “thủy quái” Hồ Tây và con to nhất chính là con 90kg tóm được năm 1988. Đến nay, kỷ lục trắm đen nặng 90kg vẫn chưa được phá ở Hồ Tây. Ảnh minh họa.Năm 1993, ông giám đốc nhà máy ván ép Việt Trì mời ông Tiến lên kéo cá ở một cái hồ lớn gần ga Việt Trì. Khi giăng lưới, đám thợ đã dẫm phải một cái ổ lớn như ổ voi, xung quanh “ổ voi” đó có cả tấn vỏ ốc. Ông Tiến chắc chắn đây là ổ của trắm đen và từ cái ổ khổng lồ này, ông bắt được con “quái vật” ước chừng nặng trên 2,5 tạ. Ảnh minh họa.Để bắt được “thủy quái” 2,5 tạ, đám thợ chục người phải quần nhau với con cá suốt một tiếng đồng hồ, ai nấy mệt lử, nó mới chịu nằm im. Hệ thống dây thừng được buộc chặt đầu đuôi, tránh tình trạng rách lưới, rồi hàng chục người hò dô mới kéo được con “quái vật” này lên bờ.Người săn thủy quái trên sông Gâm: Với thâm niên hơn 30 năm săn cá Chiên, "thợ săn" Lương Văn Vàng (60 tuổi), sống bên bờ sông Gâm, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hồ hởi kể về chiến tích săn cá của mình: "Tôi không nhớ nổi mình đã bắt được bao nhiêu con cá Chiên nữa. Con cá nặng nhất tôi bắt được là khoảng 60 kg".Cá Chiên sinh sống tại các khu vực nước sâu có hang, khe đá và đặc biệt là vị trí nước chảy xiết. Chúng nằm sát đáy sông, ẩn mình trong hốc đá khiến thân hình khổng lồ không bị dòng nước cuốn đi và tạo thành nơi ngụy trang, trú ẩn lý tưởng để đón lõng con mồi đi qua.Để bắt được loài “thủy quái” khổng lồ vốn được mệnh danh là “chúa tể” sông Gâm, khi các cần thủ đi câu thường không đi riêng mà phải có 2 - 3 người. Dụng cụ săn cá là những can nhựa, phao, xăm xe máy được buộc vào những cây lao sắc nhọn. Khi cá Chiên dính bẫy câu, mắc lưới thì phóng lao thẳng vào đầu mới bắt được cá Chiên.Việc săn cá Chiên cũng gặp khá nhiều rủi ro, có những thợ săn bỏ mạng vì chiến đấu với loài cá chúa tể. Đã có nhiều trường hợp chủ quan, ngư dân kéo lưới bị sẩy chân tụt xuống nước, cá chiên điên tiết lao vào đâm gãy xương ngực, khiến người đi câu chết ngay tại chỗ.Ngư dân săn cá mập ở Phú Quốc: Thợ săn cá mập chuyên nghiệp Nguyễn Văn Hiệp (quê ở thị xã LaGi, Bình Thuận, nơi có làng mưu sinh bằng nghề săn cá mập, là người đã đến đảo ngọc Phú Quốc sinh sống được gần 8 năm và mưu sinh bằng nghề săn cá mập. Cuộc đời của Hiệp là những ngày tháng lênh đênh trên mặt biển cùng đám đàn em được chính tay anh dạy nghề.Anh Hiệp cho hay, nhám mập là loại nguy hiểm nhất trong các loài cá mập bởi chúng dữ tợn, hăng máu và hay nhảy lên khỏi mặt nước khi đớp mồi. Nếu ai bất cẩn, khi đối mặt với nhám mập rất có thể bị nó nhảy lên vồ rồi kéo xuống biển. Khi đã xuống nước lãnh địa của cá mập, thợ săn chỉ có một phần sống còn chín phần còn lại là sẽ bỏ mạng ở trùng khơi.Cũng theo anh Hiệp, nghề săn cá mập đã xuất hiện hơn trăm năm có lẻ. Đối với những người thợ nghiệp dư, mới vào nghề hay đã có đai đẳng cấp, việc mất bàn tay, cụt ngón chân hay lãnh trọn hàm răng của cá mập là điều khó có thể tiên đoán trước.Người thợ săn này cũng bật mí những "bí kíp" trong nghề săn cá mập. Việc tìm đến vựa cá mập thường nhờ vào kinh nghiệm như màu nước, chiều gió, đêm trông sao, ngày nhìn ánh nắng mặt trời. Đây là nghề mà thắng lớn hay trắng tay tùy thuộc vào cảm hứng của thủy thần.
Ông Nguyễn Văn Tiến, người từng săn được hàng ngàn "thủy quái" ở Hồ Tây. Ông Tiến là người Sầm Sơn, Thanh Hóa, từng là thuyền trưởng, quản lý mấy chục thợ đánh cá ngoài biển. Với ông Tiến, biển rộng mênh mông còn đánh được cá, mấy cái ao hồ nhỏ xíu, vét sạch cá lên bờ đâu có gì khó nhọc. Vậy nên, rất nhiều hợp tác xã quản lý hồ cá ở miền Bắc thuê đội quân kéo cá của ông.
Suốt 15 năm đánh cá ở Hồ Tây, ông Tiến đã săn được nhiều “thủy quái” Hồ Tây và con to nhất chính là con 90kg tóm được năm 1988. Đến nay, kỷ lục trắm đen nặng 90kg vẫn chưa được phá ở Hồ Tây. Ảnh minh họa.
Năm 1993, ông giám đốc nhà máy ván ép Việt Trì mời ông Tiến lên kéo cá ở một cái hồ lớn gần ga Việt Trì. Khi giăng lưới, đám thợ đã dẫm phải một cái ổ lớn như ổ voi, xung quanh “ổ voi” đó có cả tấn vỏ ốc. Ông Tiến chắc chắn đây là ổ của trắm đen và từ cái ổ khổng lồ này, ông bắt được con “quái vật” ước chừng nặng trên 2,5 tạ. Ảnh minh họa.
Để bắt được “thủy quái” 2,5 tạ, đám thợ chục người phải quần nhau với con cá suốt một tiếng đồng hồ, ai nấy mệt lử, nó mới chịu nằm im. Hệ thống dây thừng được buộc chặt đầu đuôi, tránh tình trạng rách lưới, rồi hàng chục người hò dô mới kéo được con “quái vật” này lên bờ.
Người săn thủy quái trên sông Gâm: Với thâm niên hơn 30 năm săn cá Chiên, "thợ săn" Lương Văn Vàng (60 tuổi), sống bên bờ sông Gâm, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hồ hởi kể về chiến tích săn cá của mình: "Tôi không nhớ nổi mình đã bắt được bao nhiêu con cá Chiên nữa. Con cá nặng nhất tôi bắt được là khoảng 60 kg".
Cá Chiên sinh sống tại các khu vực nước sâu có hang, khe đá và đặc biệt là vị trí nước chảy xiết. Chúng nằm sát đáy sông, ẩn mình trong hốc đá khiến thân hình khổng lồ không bị dòng nước cuốn đi và tạo thành nơi ngụy trang, trú ẩn lý tưởng để đón lõng con mồi đi qua.
Để bắt được loài “thủy quái” khổng lồ vốn được mệnh danh là “chúa tể” sông Gâm, khi các cần thủ đi câu thường không đi riêng mà phải có 2 - 3 người. Dụng cụ săn cá là những can nhựa, phao, xăm xe máy được buộc vào những cây lao sắc nhọn. Khi cá Chiên dính bẫy câu, mắc lưới thì phóng lao thẳng vào đầu mới bắt được cá Chiên.
Việc săn cá Chiên cũng gặp khá nhiều rủi ro, có những thợ săn bỏ mạng vì chiến đấu với loài cá chúa tể. Đã có nhiều trường hợp chủ quan, ngư dân kéo lưới bị sẩy chân tụt xuống nước, cá chiên điên tiết lao vào đâm gãy xương ngực, khiến người đi câu chết ngay tại chỗ.
Ngư dân săn cá mập ở Phú Quốc: Thợ săn cá mập chuyên nghiệp Nguyễn Văn Hiệp (quê ở thị xã LaGi, Bình Thuận, nơi có làng mưu sinh bằng nghề săn cá mập, là người đã đến đảo ngọc Phú Quốc sinh sống được gần 8 năm và mưu sinh bằng nghề săn cá mập. Cuộc đời của Hiệp là những ngày tháng lênh đênh trên mặt biển cùng đám đàn em được chính tay anh dạy nghề.
Anh Hiệp cho hay, nhám mập là loại nguy hiểm nhất trong các loài cá mập bởi chúng dữ tợn, hăng máu và hay nhảy lên khỏi mặt nước khi đớp mồi. Nếu ai bất cẩn, khi đối mặt với nhám mập rất có thể bị nó nhảy lên vồ rồi kéo xuống biển. Khi đã xuống nước lãnh địa của cá mập, thợ săn chỉ có một phần sống còn chín phần còn lại là sẽ bỏ mạng ở trùng khơi.
Cũng theo anh Hiệp, nghề săn cá mập đã xuất hiện hơn trăm năm có lẻ. Đối với những người thợ nghiệp dư, mới vào nghề hay đã có đai đẳng cấp, việc mất bàn tay, cụt ngón chân hay lãnh trọn hàm răng của cá mập là điều khó có thể tiên đoán trước.
Người thợ săn này cũng bật mí những "bí kíp" trong nghề săn cá mập. Việc tìm đến vựa cá mập thường nhờ vào kinh nghiệm như màu nước, chiều gió, đêm trông sao, ngày nhìn ánh nắng mặt trời. Đây là nghề mà thắng lớn hay trắng tay tùy thuộc vào cảm hứng của thủy thần.