Bộ tộc du mục Qashqai ở Iran - một nhánh của người Turk từ Trung Á định cư ở Iran trong thế kỷ 11 và 12 - đã sinh sống trong những sa mạc khô cằn ở phía tây nam Iran trong vài trăm năm. Hàng năm, họ di chuyển cùng những đàn dê và cừu từ cao nguyên ở phía bắc thành phố Shiraz tới những đồng cỏ thấp hơn gần Vịnh Persian.Ghazal và vợ ông, Tarkkenaz, sống khoảng nửa năm gần Koohmare Sorkhi - một làng cách thành phố Shiraz khoảng 50 km. Giống như nhiều người Qashqai, họ không chịu từ bỏ lối sống truyền thống của tổ tiên trong nhiều thế kỷ qua.Chính quyền Iran từng nhiều lần cố gắng đưa sắc tộc thiểu số, với số dân chỉ khoảng 400.000, hòa nhập với xã hội. Song người Qashquai luôn chống lại và tự hào vì họ vẫn là bộ tộc mạnh mẽ và độc lập.Trước đây Ghazal từng là giáo viên dạy tiếng Farsi cho trẻ em du mục trong 30 năm. Do bộ tộc không còn giáo viên, các gia đình chỉ còn hai lựa chọn: Để con thất học hoặc đưa chúng tới các trường trong thành phố - nơi đa số chúng sẽ ở lại sau khi tốt nghiệp.Trong nhiều thế kỷ, người Qashqai nổi tiếng với nghề dệt thảm và những sản phẩm bằng len. Đồ len của họ mềm và có màu sắc đẹp hơn so với những sản phẩm len từ các vùng khác ở Iran.Thanh niên Qashqai cảm thấy họ mắc kẹt giữa khát vọng hòa nhập xã hội hiện đại và lòng trung thành với bộ tộc. Nhiều thanh niên muốn tới các thành phố để học nghề và lập nghiệp.Một đám cưới diễn ra trong lều của người Qashqai. Người Qashqai theo đạo Hồi, song họ không hề giống với những tín đồ Hồi giáo khác ở Iran. Họ tuân thủ nghi thức Hồi giáo trong đám cưới và tang lễ, song không cầu nguyện hàng ngày, không nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan.Vì sống du mục nên các gia đình của bộ tộc Qashqai sống tách biệt trong phần lớn thời gian trong năm. Họ luôn tận dụng các sự kiện như lễ hội, cuộc thi để được gần nhau.Lối sống truyền thống của người Qashqai đang phai tàn khá nhanh. Lớp người già cảm thấy truyền thống và di sản văn hóa của bộ tộc không còn đủ hấp dẫn để giữ chân thanh niên ở lại quê hương.
Bộ tộc du mục Qashqai ở Iran - một nhánh của người Turk từ Trung Á định cư ở Iran trong thế kỷ 11 và 12 - đã sinh sống trong những sa mạc khô cằn ở phía tây nam Iran trong vài trăm năm. Hàng năm, họ di chuyển cùng những đàn dê và cừu từ cao nguyên ở phía bắc thành phố Shiraz tới những đồng cỏ thấp hơn gần Vịnh Persian.
Ghazal và vợ ông, Tarkkenaz, sống khoảng nửa năm gần Koohmare Sorkhi - một làng cách thành phố Shiraz khoảng 50 km. Giống như nhiều người Qashqai, họ không chịu từ bỏ lối sống truyền thống của tổ tiên trong nhiều thế kỷ qua.
Chính quyền Iran từng nhiều lần cố gắng đưa sắc tộc thiểu số, với số dân chỉ khoảng 400.000, hòa nhập với xã hội. Song người Qashquai luôn chống lại và tự hào vì họ vẫn là bộ tộc mạnh mẽ và độc lập.
Trước đây Ghazal từng là giáo viên dạy tiếng Farsi cho trẻ em du mục trong 30 năm. Do bộ tộc không còn giáo viên, các gia đình chỉ còn hai lựa chọn: Để con thất học hoặc đưa chúng tới các trường trong thành phố - nơi đa số chúng sẽ ở lại sau khi tốt nghiệp.
Trong nhiều thế kỷ, người Qashqai nổi tiếng với nghề dệt thảm và những sản phẩm bằng len. Đồ len của họ mềm và có màu sắc đẹp hơn so với những sản phẩm len từ các vùng khác ở Iran.
Thanh niên Qashqai cảm thấy họ mắc kẹt giữa khát vọng hòa nhập xã hội hiện đại và lòng trung thành với bộ tộc. Nhiều thanh niên muốn tới các thành phố để học nghề và lập nghiệp.
Một đám cưới diễn ra trong lều của người Qashqai. Người Qashqai theo đạo Hồi, song họ không hề giống với những tín đồ Hồi giáo khác ở Iran. Họ tuân thủ nghi thức Hồi giáo trong đám cưới và tang lễ, song không cầu nguyện hàng ngày, không nhịn ăn trong tháng lễ Ramadan.
Vì sống du mục nên các gia đình của bộ tộc Qashqai sống tách biệt trong phần lớn thời gian trong năm. Họ luôn tận dụng các sự kiện như lễ hội, cuộc thi để được gần nhau.
Lối sống truyền thống của người Qashqai đang phai tàn khá nhanh. Lớp người già cảm thấy truyền thống và di sản văn hóa của bộ tộc không còn đủ hấp dẫn để giữ chân thanh niên ở lại quê hương.