1. Đồng xu khổng lồ. Đến thăm đảo Yap thuộc quần đảo Solomon, du khách có thể chiêm ngưỡng những đồng tiền lớn nhất và kỳ lạ nhất thế giới - đá Rai. Đá Rai hình tròn với một cái lỗ ở giữa. Đường kính của đá Rai có thể đạt tới 3,6 m và nặng tới 8 tấn. Được xem là một loại tiền tệ, nhưng chủ của nó không cần phải mang vác đi đâu. Đá Rai nằm yên vị một chỗ và mọi người ở đảo Yap đều biết rõ chủ nhân của nó.
2. Đồng tiền nước Thánh. Quốc đảo
Palau đã phát hành đồng xu bằng bạc năm 2007. Đồng tiền có in hình Đức
mẹ Đồng trinh và một lọ nhỏ chứa nước Thánh lấy từ hang đá ở thành phố
Lourdes, nước Pháp.
3. Tiền da, móng động vật. Da của loài sóc từng là một
đồng tiền phổ biến ở nước Nga thời Trung cổ. Ngoài da sóc, mõm, vuốt và
tai của các loài động vật cũng được dùng như một loại tiền hợp pháp ở
quốc gia này. 4. Đồng tiền "khuyết mặt". Năm 1997, chế độ độc tài
của Joseph Mobutu bị lật đổ, chính quyền mới của Zaire (tên trước đây
của Cộng hòa Dân chủ Congo) đã rơi vào cảnh thiếu tiền mặt. Để giải
quyết vấn đề này, họ đã sử dụng một lượng lớn đồng 20.000 zaire cũ đã
được đục bỏ khuôn mặt của Mobutu, cho tới khi đồng tiền mới được phát
hành. 5. Đồng xu âm thanh. Năm 2007, Mông Cổ đã phát hành đồng
xu 500 Tugrik in hình cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy. Điều ấn tượng
hơn hết là trên ngực của Kennedy có một cái nút nhỏ, khi bấm vào đó,
người ta có thể nghe được bài phát biểu "Tôi là một người Berlin" nổi
tiếng của vị Tổng thống này. Đây là một trong những đồng xu được các nhà
sưu tập tiền cổ săn lùng. 6. Tiền mệnh giá triệu tỷ. Năm 1946, kinh
tế Hungary rơi vào cảnh lạm phát nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Chính
phủ Hungary lúc đó từng phải phát hành đồng tiền có mệnh giá cao kỷ lục,
lên tới 100 triệu tỷ pengo. Tuy nhiên, giá trị của đồng tiền đó chỉ
tương đương với 20 cent Mỹ. 7. Tiền ăn được. Muối là một trong những
loại tiền cổ xưa nhất. Từ "tiền lương" (salary) vốn xuất phát từ chữ
"salarium" trong tiếng Latin, nghĩa là loại tiền được trả cho các binh
sỹ La Mã để mua muối. Vào thời Trung cổ, muối là một loại tiền được sử
dụng ở khu vực sa mạc Sahara, cũng như nhiều nơi thuộc Đông Phi. Ngoài
ra, một số vùng còn dùng cả ca cao, củ nghệ gói trong xơ dừa để thay
tiền.8. Tiền tem phiếu. Tiền theo cách hiểu thông thường thì có thể mua
được mọi loại hàng hóa và dịch vụ, nhưng có lúc tiền chỉ dùng để đổi
được một món hàng hóa nhất định như quần áo, vải vóc... Tem phiếu ở Việt
Nam là điển hình. Một loại tem phiếu được dùng để đổi lấy một loại hàng
hóa nhất định, chẳng hạn như con tem trong ảnh có thể dùng để đổi một
chiếc áo sơ mi hoặc chiếc quần.9. Đồng USD "tử hình". USD là một trong
những đồng tiền bị giả mạo nhiều nhất, nhưng vào những năm đầu, công
nghệ chống giả mạo không tân tiến như bây giờ. Để xử lý vấn đề khó khăn
này, 13 tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ đã buộc phải in lên trên đồng
tiền dòng chữ "ai làm giả sẽ bị tử hình". Sau này, dòng chữ đó đã được
đổi thành "Chúng ta tin vào thượng đế" (In God We Trust).10. Tiền gỗ gây bất tiện trong việc cất giữ, nhưng nó từng là một trong
những "công cụ" giúp Đức tái thiết kinh tế sau Thế chiến thứ nhất (1914 -
1918). Chiến tranh khiến kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng, các địa
phương gần như phải dùng mọi thứ để có thể in tiền mặt khẩn cấp như: gỗ,
lá nhôm, vải lụa... cho tới khi ngân hàng trung ương Reichsbank được
khôi phục.
1. Đồng xu khổng lồ. Đến thăm đảo Yap thuộc quần đảo Solomon, du khách có thể chiêm ngưỡng những đồng tiền lớn nhất và kỳ lạ nhất thế giới - đá Rai. Đá Rai hình tròn với một cái lỗ ở giữa. Đường kính của đá Rai có thể đạt tới 3,6 m và nặng tới 8 tấn. Được xem là một loại tiền tệ, nhưng chủ của nó không cần phải mang vác đi đâu. Đá Rai nằm yên vị một chỗ và mọi người ở đảo Yap đều biết rõ chủ nhân của nó.
2. Đồng tiền nước Thánh. Quốc đảo
Palau đã phát hành đồng xu bằng bạc năm 2007. Đồng tiền có in hình Đức
mẹ Đồng trinh và một lọ nhỏ chứa nước Thánh lấy từ hang đá ở thành phố
Lourdes, nước Pháp.
3. Tiền da, móng động vật. Da của loài sóc từng là một
đồng tiền phổ biến ở nước Nga thời Trung cổ. Ngoài da sóc, mõm, vuốt và
tai của các loài động vật cũng được dùng như một loại tiền hợp pháp ở
quốc gia này.
4. Đồng tiền "khuyết mặt". Năm 1997, chế độ độc tài
của Joseph Mobutu bị lật đổ, chính quyền mới của Zaire (tên trước đây
của Cộng hòa Dân chủ Congo) đã rơi vào cảnh thiếu tiền mặt. Để giải
quyết vấn đề này, họ đã sử dụng một lượng lớn đồng 20.000 zaire cũ đã
được đục bỏ khuôn mặt của Mobutu, cho tới khi đồng tiền mới được phát
hành.
5. Đồng xu âm thanh. Năm 2007, Mông Cổ đã phát hành đồng
xu 500 Tugrik in hình cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy. Điều ấn tượng
hơn hết là trên ngực của Kennedy có một cái nút nhỏ, khi bấm vào đó,
người ta có thể nghe được bài phát biểu "Tôi là một người Berlin" nổi
tiếng của vị Tổng thống này. Đây là một trong những đồng xu được các nhà
sưu tập tiền cổ săn lùng.
6. Tiền mệnh giá triệu tỷ. Năm 1946, kinh
tế Hungary rơi vào cảnh lạm phát nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Chính
phủ Hungary lúc đó từng phải phát hành đồng tiền có mệnh giá cao kỷ lục,
lên tới 100 triệu tỷ pengo. Tuy nhiên, giá trị của đồng tiền đó chỉ
tương đương với 20 cent Mỹ.
7. Tiền ăn được. Muối là một trong những
loại tiền cổ xưa nhất. Từ "tiền lương" (salary) vốn xuất phát từ chữ
"salarium" trong tiếng Latin, nghĩa là loại tiền được trả cho các binh
sỹ La Mã để mua muối. Vào thời Trung cổ, muối là một loại tiền được sử
dụng ở khu vực sa mạc Sahara, cũng như nhiều nơi thuộc Đông Phi. Ngoài
ra, một số vùng còn dùng cả ca cao, củ nghệ gói trong xơ dừa để thay
tiền.
8. Tiền tem phiếu. Tiền theo cách hiểu thông thường thì có thể mua
được mọi loại hàng hóa và dịch vụ, nhưng có lúc tiền chỉ dùng để đổi
được một món hàng hóa nhất định như quần áo, vải vóc... Tem phiếu ở Việt
Nam là điển hình. Một loại tem phiếu được dùng để đổi lấy một loại hàng
hóa nhất định, chẳng hạn như con tem trong ảnh có thể dùng để đổi một
chiếc áo sơ mi hoặc chiếc quần.
9. Đồng USD "tử hình". USD là một trong
những đồng tiền bị giả mạo nhiều nhất, nhưng vào những năm đầu, công
nghệ chống giả mạo không tân tiến như bây giờ. Để xử lý vấn đề khó khăn
này, 13 tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ đã buộc phải in lên trên đồng
tiền dòng chữ "ai làm giả sẽ bị tử hình". Sau này, dòng chữ đó đã được
đổi thành "Chúng ta tin vào thượng đế" (In God We Trust).
10. Tiền gỗ gây bất tiện trong việc cất giữ, nhưng nó từng là một trong
những "công cụ" giúp Đức tái thiết kinh tế sau Thế chiến thứ nhất (1914 -
1918). Chiến tranh khiến kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng, các địa
phương gần như phải dùng mọi thứ để có thể in tiền mặt khẩn cấp như: gỗ,
lá nhôm, vải lụa... cho tới khi ngân hàng trung ương Reichsbank được
khôi phục.