Nghề bán mạng săn thuồng luồng biển: Trong tâm khảm của nhiều ngư dân lão niên, thuồng luồng chính là loài chình sống dưới đáy các rạn san hô.Ông Bảy, người chuyên câu chình biển bán cho các nhà hàng đặc sản chép miệng ví von rằng, trên rừng, loài trăn khủng khiếp bao nhiêu thì dưới đáy biển, trong các ghềnh gộp san hô, loài chình biển cũng khủng khiếp như vậy.Ông Bảy cho hay: “Chình sống cố thủ trong các hang hốc ở các rạn san hô trong khuôn viên vịnh Nha Trang như ở khu Bãi Tiên, Bích Đầm, Đầm Bấy... Tại các nơi này, từng có người câu được những con chình cụ hàng chục năm tuổi, nặng gần 30kg. Để đưa được những con chình cụ ấy lên bờ, cần thủ phải vật lộn mệt lừ, có khi quần từ sáng tới chiều tối mà phần thắng lại thuộc về... con chình khủng”.Ông Sáu cũng từng săn chình và theo chia sẻ của ông, với nghề lặn, ông không ngại lặn sâu, nằm lâu dưới đáy biển hay những dòng chảy quỷ thần, ông chỉ sợ lúc mò ở rạn hay bắn cá gặp phải những con chình tinh. Như ông Sáu chia sẻ, với dân câu chình vì kế sinh nhai, mỗi con chình được trục vớt từ đáy biển sâu luôn dập dờn bóng dáng của... thần chết.Tại Nha Trang - thủ phủ của xứ trầm hương (Khánh Hòa) còn có những đội quân hùng hậu chuyên hành nghề săn đỉa biển. Các bậc cao niên ở đây cho biết “đỉa biển” là sản vật quý mà đất trời ban tặng cho người dân địa phương bởi không chỉ có giá trị cao về kinh tế, loài này còn có giá trị về dinh dưỡng. Đỉa biển thực chất là loài đồn đột hay còn gọi hải sâm.Nghề lặn săn hải sâm dưới đáy đại dương là nghề hái ra tiền nhưng luôn đối mặt với rủi ro, bất trắc, có khi phải bỏ mạng giữa trùng dương. Từng có nhiều trường hợp ngư dân bị tử vong hoặc tàn phế vì lặn tìm hải sâm.Để săn được đỉa biển và nhiều sản vật khác, ngư dân địa phương phải mạo hiểm, đánh bạc với thủy thần dưới đáy đại dương. Nghề lặn, nhất là lặn săn hải sâm do lặn quá sâu, chừng 60 – 70m nên luôn đối mặt với hiểm nguy, nếu không cẩn thận lập tức bị tai biến, nhẹ thì bị liệt còn nặng thì coi như… bỏ mạng giữa biển.Rắn biển trở thành món hàng hiếm khiến ngư dân ngày đêm dong thuyền ra khơi săn lùng, bất chấp công việc đó tiềm ẩn nhiều rủi ro, có khi phải đánh đổi bằng cả mạng sống…Rắn biển có tên gọi khác là đẻn. Trước đây, nghề săn rắn biển chỉ có ở các bờ biển Nam trung bộ và Nam bộ. Hiện nay, săn rắn biển đã có mặt ở các vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.Để bắt rắn biển, ngư dân có khi phải ra xa bờ 30- 40km. Ngoài cách dùng đèn cao áp sau đó sử dụng lưới vây, còn nhiều cách để bắt rắn biển nữa. Khá phổ biến là cách dùng ắc-quy, dây dẫn, cần dài 4 - 5m, với phía đầu có sợi dây nhôm nối với xung điện. Khi phát hiện đẻn, thợ săn nhẹ nhàng đưa cần điện đến gần và bấm nút. Khi ở gần nguồn điện, đẻn sẽ bị giật cứng đơ, “thợ săn” chỉ cần vợt vào túi rồi buộc chặt. Ngoài ra, họ còn dùng lao đâm, súng bắn tên.Cũng như những loại rắn khác sống trên cạn, đẻn thường không cắn người nếu không bị chọc giận, tấn công. Dù bắt đẻn bằng phương pháp nào thì người ngư dân đều phải rất thận trọng trong tất cả các công đoạn. Nếu sơ suất, đẻn tỉnh lại rồi tấn công, không may trúng nọc độc thì rất nguy hiểm.
Nghề bán mạng săn thuồng luồng biển: Trong tâm khảm của nhiều ngư dân lão niên, thuồng luồng chính là loài chình sống dưới đáy các rạn san hô.
Ông Bảy, người chuyên câu chình biển bán cho các nhà hàng đặc sản chép miệng ví von rằng, trên rừng, loài trăn khủng khiếp bao nhiêu thì dưới đáy biển, trong các ghềnh gộp san hô, loài chình biển cũng khủng khiếp như vậy.
Ông Bảy cho hay: “Chình sống cố thủ trong các hang hốc ở các rạn san hô trong khuôn viên vịnh Nha Trang như ở khu Bãi Tiên, Bích Đầm, Đầm Bấy... Tại các nơi này, từng có người câu được những con chình cụ hàng chục năm tuổi, nặng gần 30kg. Để đưa được những con chình cụ ấy lên bờ, cần thủ phải vật lộn mệt lừ, có khi quần từ sáng tới chiều tối mà phần thắng lại thuộc về... con chình khủng”.
Ông Sáu cũng từng săn chình và theo chia sẻ của ông, với nghề lặn, ông không ngại lặn sâu, nằm lâu dưới đáy biển hay những dòng chảy quỷ thần, ông chỉ sợ lúc mò ở rạn hay bắn cá gặp phải những con chình tinh. Như ông Sáu chia sẻ, với dân câu chình vì kế sinh nhai, mỗi con chình được trục vớt từ đáy biển sâu luôn dập dờn bóng dáng của... thần chết.
Tại Nha Trang - thủ phủ của xứ trầm hương (Khánh Hòa) còn có những đội quân hùng hậu chuyên hành nghề săn đỉa biển. Các bậc cao niên ở đây cho biết “đỉa biển” là sản vật quý mà đất trời ban tặng cho người dân địa phương bởi không chỉ có giá trị cao về kinh tế, loài này còn có giá trị về dinh dưỡng. Đỉa biển thực chất là loài đồn đột hay còn gọi hải sâm.
Nghề lặn săn hải sâm dưới đáy đại dương là nghề hái ra tiền nhưng luôn đối mặt với rủi ro, bất trắc, có khi phải bỏ mạng giữa trùng dương. Từng có nhiều trường hợp ngư dân bị tử vong hoặc tàn phế vì lặn tìm hải sâm.
Để săn được đỉa biển và nhiều sản vật khác, ngư dân địa phương phải mạo hiểm, đánh bạc với thủy thần dưới đáy đại dương. Nghề lặn, nhất là lặn săn hải sâm do lặn quá sâu, chừng 60 – 70m nên luôn đối mặt với hiểm nguy, nếu không cẩn thận lập tức bị tai biến, nhẹ thì bị liệt còn nặng thì coi như… bỏ mạng giữa biển.
Rắn biển trở thành món hàng hiếm khiến ngư dân ngày đêm dong thuyền ra khơi săn lùng, bất chấp công việc đó tiềm ẩn nhiều rủi ro, có khi phải đánh đổi bằng cả mạng sống…
Rắn biển có tên gọi khác là đẻn. Trước đây, nghề săn rắn biển chỉ có ở các bờ biển Nam trung bộ và Nam bộ. Hiện nay, săn rắn biển đã có mặt ở các vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Để bắt rắn biển, ngư dân có khi phải ra xa bờ 30- 40km. Ngoài cách dùng đèn cao áp sau đó sử dụng lưới vây, còn nhiều cách để bắt rắn biển nữa. Khá phổ biến là cách dùng ắc-quy, dây dẫn, cần dài 4 - 5m, với phía đầu có sợi dây nhôm nối với xung điện. Khi phát hiện đẻn, thợ săn nhẹ nhàng đưa cần điện đến gần và bấm nút. Khi ở gần nguồn điện, đẻn sẽ bị giật cứng đơ, “thợ săn” chỉ cần vợt vào túi rồi buộc chặt. Ngoài ra, họ còn dùng lao đâm, súng bắn tên.
Cũng như những loại rắn khác sống trên cạn, đẻn thường không cắn người nếu không bị chọc giận, tấn công. Dù bắt đẻn bằng phương pháp nào thì người ngư dân đều phải rất thận trọng trong tất cả các công đoạn. Nếu sơ suất, đẻn tỉnh lại rồi tấn công, không may trúng nọc độc thì rất nguy hiểm.