Khóa huấn luyện quy trình khẩn nguy và xử lý tình huống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với các tiếp viên hàng không. Bài học xử lý tình huống khẩn cấp trên máy bay được các giảng viên trong và ngoài nước giảng dạy. Đây là những bài học tiếp viên được đào tạo trong thời gian 2 tháng tại trung tâm huấn luyện Vietjet Air. Hình ảnh xử lý tình huống khi có sự cố y tế. Lúc này, các nữ tiếp viên thực hành hô hấp tim, phổi cho nạn nhân.Sau quá trình học ở Việt Nam, họ lên đường sang Thái Lan để sát hạch kỹ năng tại một trung tâm đào tạo hàng không uy tín. Đây là nơi có đầy đủ trang thiết bị hiện đại như khoang hành khách mô phỏng, buồng thực tập chữa cháy, hồ bơi và các thiết bị cứu hộ. 20 học viên phải trải qua ba nội dung huấn luyện tổng hợp và vận dụng tất cả các kiến thức lý thuyết đã học. Nội dung đầu tiên họ thực hành là xử lý những tình huống nguy cấp xảy ra trên chuyến bay.Hỗ trợ điều khiển khoang hành khách mô phỏng là huấn luyện viên Anake, người Thái Lan. Đây là mô hình thực tế với những tính năng, hiệu ứng như một chuyến bay thật. Điều này giúp các tiếp viên tương lai thực hành trong môi trường nhiều cảm giác hơn để ứng phó với các tình huống khẩn nguy có thể xảy ra trong chuyến bay thực tế.Khi có sự cố phải hạ cánh khẩn cấp: tiếp viên nhanh chóng thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho khoang hành khách như di dời xe đẩy hoặc các vật dụng về đúng vị trí.Triển khai quy trình khẩn nguy: lập tức liên lạc và thống nhất cách xử lý tình huống giữa tổ lái, tổ tiếp viên.Hướng dẫn hành khách “Tư thế an toàn” để giảm thiểu chấn thương khi xảy ra va chạm.Khói bất ngờ xuất hiện trong khoang máy bay, ghế ngồi bắt lửa. Bình cứu hỏa được trang bị sẵn trên tàu, tiếp viên biến thành “lính cứu hỏa” ngay tại chỗ.Máy bay mất áp suất đột ngột, mặt nạ dưỡng khí rơi xuống, không phải hành khách nào cũng biết sử dụng công cụ này. Tiếp viên cần trợ giúp khách.Trong trường hợp cần thoát hiểm sau khi máy bay tiếp đất, tiếp viên như những "super man" trong phim hành động. Họ sẽ đưa hành khách ra ngoài bằng cầu trượt.Kỹ năng thoát hiểm bằng cầu trượt là một trong các “môn học” khó nhất với những bạn trẻ. Họ vừa đảm bảo thời gian thoát hiểm ra khỏi máy bay đúng quy định của tổ chức quốc tế, cục Hàng không Việt Nam, vừa “ôm” hành khách thoát ra ngoài an toàn, không làm bản thân và khách chấn thương.Ông Trần Hữu Quốc, Giám đốc Trung tâm huấn luyện Vietjetair, giáo viên bộ môn an toàn bay với 20 năm kinh nghiệm công tác và giảng dạy trong ngành hàng không cho biết đây là một nội dung huấn luyện bắt buộc. Những kỹ thuật này sẽ thành bản năng của mỗi tiếp viên hàng không, để họ sẵn sàng đảm bảo an toàn cho hành khách khi chuyến bay có sự cố.
Khóa huấn luyện quy trình khẩn nguy và xử lý tình huống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với các tiếp viên hàng không. Bài học xử lý tình huống khẩn cấp trên máy bay được các giảng viên trong và ngoài nước giảng dạy. Đây là những bài học tiếp viên được đào tạo trong thời gian 2 tháng tại trung tâm huấn luyện Vietjet Air. Hình ảnh xử lý tình huống khi có sự cố y tế. Lúc này, các nữ tiếp viên thực hành hô hấp tim, phổi cho nạn nhân.
Sau quá trình học ở Việt Nam, họ lên đường sang Thái Lan để sát hạch kỹ năng tại một trung tâm đào tạo hàng không uy tín. Đây là nơi có đầy đủ trang thiết bị hiện đại như khoang hành khách mô phỏng, buồng thực tập chữa cháy, hồ bơi và các thiết bị cứu hộ. 20 học viên phải trải qua ba nội dung huấn luyện tổng hợp và vận dụng tất cả các kiến thức lý thuyết đã học. Nội dung đầu tiên họ thực hành là xử lý những tình huống nguy cấp xảy ra trên chuyến bay.
Hỗ trợ điều khiển khoang hành khách mô phỏng là huấn luyện viên Anake, người Thái Lan. Đây là mô hình thực tế với những tính năng, hiệu ứng như một chuyến bay thật. Điều này giúp các tiếp viên tương lai thực hành trong môi trường nhiều cảm giác hơn để ứng phó với các tình huống khẩn nguy có thể xảy ra trong chuyến bay thực tế.
Khi có sự cố phải hạ cánh khẩn cấp: tiếp viên nhanh chóng thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho khoang hành khách như di dời xe đẩy hoặc các vật dụng về đúng vị trí.
Triển khai quy trình khẩn nguy: lập tức liên lạc và thống nhất cách xử lý tình huống giữa tổ lái, tổ tiếp viên.
Hướng dẫn hành khách “Tư thế an toàn” để giảm thiểu chấn thương khi xảy ra va chạm.
Khói bất ngờ xuất hiện trong khoang máy bay, ghế ngồi bắt lửa. Bình cứu hỏa được trang bị sẵn trên tàu, tiếp viên biến thành “lính cứu hỏa” ngay tại chỗ.
Máy bay mất áp suất đột ngột, mặt nạ dưỡng khí rơi xuống, không phải hành khách nào cũng biết sử dụng công cụ này. Tiếp viên cần trợ giúp khách.
Trong trường hợp cần thoát hiểm sau khi máy bay tiếp đất, tiếp viên như những "super man" trong phim hành động. Họ sẽ đưa hành khách ra ngoài bằng cầu trượt.
Kỹ năng thoát hiểm bằng cầu trượt là một trong các “môn học” khó nhất với những bạn trẻ. Họ vừa đảm bảo thời gian thoát hiểm ra khỏi máy bay đúng quy định của tổ chức quốc tế, cục Hàng không Việt Nam, vừa “ôm” hành khách thoát ra ngoài an toàn, không làm bản thân và khách chấn thương.
Ông Trần Hữu Quốc, Giám đốc Trung tâm huấn luyện Vietjetair, giáo viên bộ môn an toàn bay với 20 năm kinh nghiệm công tác và giảng dạy trong ngành hàng không cho biết đây là một nội dung huấn luyện bắt buộc. Những kỹ thuật này sẽ thành bản năng của mỗi tiếp viên hàng không, để họ sẵn sàng đảm bảo an toàn cho hành khách khi chuyến bay có sự cố.