Việc nhà máy vàng Phước Sơn (tại xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) tạm thời đóng cửa vào ngày 14/4 đã khui ra nhiều chuyện nợ nần của nhà máy này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận quy mô cũng như công nghệ hiện đại của một trong những nhà máy vàng lớn nhất Việt Nam.Nhà máy có vốn đầu tư hơn 25 triệu USD do tập đoàn Besra với công ty liên doanh là Công ty TNHH Vàng Phước Sơn làm chủ đầu tư. Nhà máy có thể xử lý được 120.000 tấn quặng nguyên khai mỗi năm và có khả năng nâng công suất lên 350.000 tấn/năm. Do có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, nhà máy vàng Phước Sơn thu hồi được khoảng 85% vàng và một lượng bạc trong quặng. Đặc biệt, Besra còn đầu tư 2 triệu USD trang bị thiết bị tinh luyện vàng của Ý cho nhà máy vàng Phước Sơn để tự sản xuất vàng 9999.Quặng sau khi khai thác sẽ được đập thô, sau đó đưa vào máy nghiền bi sử dụng động cơ công suất 1.000 kw, được bố trí làm việc luân phiên.Theo lãnh đạo nhà máy vàng Phước Sơn, toàn bộ máy móc trong nhà máy đều được mua mới, hệ thống hoạt động rất hiệu quả và giảm thiểu các tác động của môi trường. Ảnh: Toàn cảnh dây chuyền nghiền.Khu hóa chất, tuyển nổi, ngâm chiết cũng được trang bị rất hiện đại với dung tích lớn.
Sau khi vàng luyện xong sẽ được đưa vào máy lọc chân không để rút hết nước, sau đó sấy khô trong phòng vàng, rồi đến công đoạn loại bỏ các tạp chất, kim loại mới cho ra đời thỏi vàng hoàn thiện. Ngoài nhà máy vàng Phước Sơn, tập đoàn Besra còn đầu tư vào nhà máy vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Nhà máy vàng Bồng Miêu được cấp phép đầu tư vào tháng 3/1993 với quy mô 40 triệu USD, phía nước ngoài chiếm 85% vốn.Nhà máy này có công suất khai thác 500 tấn quặng/ngày, tỉ lệ thu hồi vàng là 88%. Các trang thiết bị đều được nhập từ Úc và các nước tiên tiến trong công nghệ luyện vàng trên thế giới. Tới nay, nhà máy đã luyện được khoảng hơn 2 tấn vàng.Với tham vọng ở Việt Nam, tập đoàn Besra đang thăm dò xây dựng một nhà máy vàng nữa ở huyện Tiên Thuận (tỉnh Bình Định). Không kém cạnh, Công ty cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Lào Cai cũng kết hợp với công ty TNHH Gia Long Hòa Bình tiến hành xây dựng nhà máy chế biến vàng với công suất thiết kế 500 tấn quặng/ngày tại xóm Ngọc Lâm, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Quặng vàng sản xuất ra sẽ được chuyển về nhà máy tuyển vàng đặt tại Hòa Bình của Công ty Khoáng sản Lào Cai để tiến hành tinh chế, sau chiết xuất vàng thành phẩm có hàm lượng Au là 99,99%.
Việc nhà máy vàng Phước Sơn (tại xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) tạm thời đóng cửa vào ngày 14/4 đã khui ra nhiều chuyện nợ nần của nhà máy này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận quy mô cũng như công nghệ hiện đại của một trong những nhà máy vàng lớn nhất Việt Nam.
Nhà máy có vốn đầu tư hơn 25 triệu USD do tập đoàn Besra với công ty liên doanh là Công ty TNHH Vàng Phước Sơn làm chủ đầu tư. Nhà máy có thể xử lý được 120.000 tấn quặng nguyên khai mỗi năm và có khả năng nâng công suất lên 350.000 tấn/năm.
Do có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, nhà máy vàng Phước Sơn thu hồi được khoảng 85% vàng và một lượng bạc trong quặng. Đặc biệt, Besra còn đầu tư 2 triệu USD trang bị thiết bị tinh luyện vàng của Ý cho nhà máy vàng Phước Sơn để tự sản xuất vàng 9999.
Quặng sau khi khai thác sẽ được đập thô, sau đó đưa vào máy nghiền bi sử dụng động cơ công suất 1.000 kw, được bố trí làm việc luân phiên.
Theo lãnh đạo nhà máy vàng Phước Sơn, toàn bộ máy móc trong nhà máy đều được mua mới, hệ thống hoạt động rất hiệu quả và giảm thiểu các tác động của môi trường. Ảnh: Toàn cảnh dây chuyền nghiền.
Khu hóa chất, tuyển nổi, ngâm chiết cũng được trang bị rất hiện đại với dung tích lớn.
Sau khi vàng luyện xong sẽ được đưa vào máy lọc chân không để rút hết nước, sau đó sấy khô trong phòng vàng, rồi đến công đoạn loại bỏ các tạp chất, kim loại mới cho ra đời thỏi vàng hoàn thiện.
Ngoài nhà máy vàng Phước Sơn, tập đoàn Besra còn đầu tư vào nhà máy vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Nhà máy vàng Bồng Miêu được cấp phép đầu tư vào tháng 3/1993 với quy mô 40 triệu USD, phía nước ngoài chiếm 85% vốn.
Nhà máy này có công suất khai thác 500 tấn quặng/ngày, tỉ lệ thu hồi vàng là 88%.
Các trang thiết bị đều được nhập từ Úc và các nước tiên tiến trong công nghệ luyện vàng trên thế giới.
Tới nay, nhà máy đã luyện được khoảng hơn 2 tấn vàng.
Với tham vọng ở Việt Nam, tập đoàn Besra đang thăm dò xây dựng một nhà máy vàng nữa ở huyện Tiên Thuận (tỉnh Bình Định).
Không kém cạnh, Công ty cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Lào Cai cũng kết hợp với công ty TNHH Gia Long Hòa Bình tiến hành xây dựng nhà máy chế biến vàng với công suất thiết kế 500 tấn quặng/ngày tại xóm Ngọc Lâm, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Quặng vàng sản xuất ra sẽ được chuyển về nhà máy tuyển vàng đặt tại Hòa Bình của Công ty Khoáng sản Lào Cai để tiến hành tinh chế, sau chiết xuất vàng thành phẩm có hàm lượng Au là 99,99%.