Rau đang vào thời kỳ thu hoạch thì thủy điện xả lũ. Không kịp "cứu", hàng nghìn hecta rau ở Đơn Dương, Lâm Đồng ngập úng, người dân thất thu do mưa lũ, thiệt hại hàng tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Doanh (ảnh) là một trong những trường hợp điển hình. Ông Doanh nhẩm tính sơ sơ thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng trong trận lũ. Ảnh: Zing.Theo thông tin trên tờ Zing, chị Nghiêm Thị Hoài (38 tuổi), ngụ thôn Dom Be, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, cũng ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Gia đình chị Hoài có tổng cộng 2.000 m2 cà chua, 8.000 m2 bắp sú và cải thảo bị nước lũ từ hồ thủy điện Đa Nhim xả xuống gây ngập úng, hư hỏng, đợt này. Ảnh: Zing.Theo tính toán ban đầu trên Khí Tượng Việt Nam, vùng trồng rau tại huyện Đơn Dương - một trong ba vùng rau lớn của Lâm Đồng (cùng với Đà Lạt và huyện Đức Trọng) - đã bị thiệt hại hơn 30.000 tấn nông sản do bị ngập nặng sau đợt xả lũ của thủy điện Đa Nhim vào chiều 3/11. Ảnh: Khí Tượng Việt Nam.Huyện Đơn Dương và TP Đà Lạt là vùng chuyên canh rau lớn nhất cả nước. Mưa lớn kéo dài và liên tục trong vòng 2 tháng qua đã khiến cho hàng trăm hecta rau trồng ngoài trời bị hư hỏng, năng suất giảm tới 50%. Ảnh: Zing.Tương tự, nhiều hộ nuôi tôm hùm (tại xã Xuân Cảnh, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) cũng đang lâm vào cảnh điêu đứng vì nước lũ khiến tôm chết hàng loạt, hàng chục tỷ đồng đã bị “cuốn trôi” theo dòng chảy. Ảnh: Dân Việt.Theo Dân Việt, vùng đầm Cù Mông (xã Xuân Cảnh) là một trong những vùng nuôi tôm hùm lớn nhất miền Trung nhưng bắt đầu chết hàng loạt từ tối 3/11, khi mưa lớn, nước lũ bắt đầu đổ xuống đầm. Ảnh: Dân Việt.Sau khi lũ rút, tôm hùm tiếp tục chết với số lượng lớn nhất (trong vòng 7 năm trở lại đây) và hiện tại vẫn chưa dừng lại. Những ngày đầu tôm hùm bị chết, người dân vớt lên bán với giá 50.000 - 200.000 đồng/kg để vớt vát. Trong khi đó, nếu so với thời điểm bình thường thì loại tôm này có giá rất cao khoảng từ 1,5-2 triệu đồng/kg. Ảnh: Dân Việt.Theo ông Lê Văn Cảnh - Chủ tịch UBND xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu), toàn xã có hơn 510 hộ nuôi tôm hùm, hiện tại có hơn 300 hộ dân đã bị ảnh hưởng do mưa lũ, nhiều hộ nuôi lâm vào cảnh trắng tay vì tôm hùm chết la liệt. Ảnh: Dân Việt.Cùng chung cảnh ngộ, nhiều hộ dân nuôi ốc hương ở huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu (Phú Yên) cũng tổn thất lớn do mưa lũ. Ảnh: Zing.Vét ốc hương gần đến ngày thu hoạch chết la liệt, anh Đặng Văn Nhanh (ngụ xã Xuân Cảnh) buồn bã cho hay bây giờ phải bán tháo cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg. Chia sẻ trên Zing, anh Nhanh cho hay: "Nếu mưa lũ lớn không tràn về thì gia đình tôi bán cả ao nuôi doanh thu cũng hơn 500 triệu đồng (giá 120.000 đồng/kg). Giờ đây, ốc hương chết sạch, vợ chồng tôi mất vốn đầu tư 200 triệu đồng". Ảnh: Zing.Người dân thị xã Sông Cầu cân ốc hương chết do mưa lũ bán cho thương lái ngay trên bờ ao xã Xuân Cảnh. Ảnh: Zing.
Rau đang vào thời kỳ thu hoạch thì thủy điện xả lũ. Không kịp "cứu", hàng nghìn hecta rau ở Đơn Dương, Lâm Đồng ngập úng, người dân thất thu do mưa lũ, thiệt hại hàng tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Doanh (ảnh) là một trong những trường hợp điển hình. Ông Doanh nhẩm tính sơ sơ thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng trong trận lũ. Ảnh: Zing.
Theo thông tin trên tờ Zing, chị Nghiêm Thị Hoài (38 tuổi), ngụ thôn Dom Be, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, cũng ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Gia đình chị Hoài có tổng cộng 2.000 m2 cà chua, 8.000 m2 bắp sú và cải thảo bị nước lũ từ hồ thủy điện Đa Nhim xả xuống gây ngập úng, hư hỏng, đợt này. Ảnh: Zing.
Theo tính toán ban đầu trên Khí Tượng Việt Nam, vùng trồng rau tại huyện Đơn Dương - một trong ba vùng rau lớn của Lâm Đồng (cùng với Đà Lạt và huyện Đức Trọng) - đã bị thiệt hại hơn 30.000 tấn nông sản do bị ngập nặng sau đợt xả lũ của thủy điện Đa Nhim vào chiều 3/11. Ảnh: Khí Tượng Việt Nam.
Huyện Đơn Dương và TP Đà Lạt là vùng chuyên canh rau lớn nhất cả nước. Mưa lớn kéo dài và liên tục trong vòng 2 tháng qua đã khiến cho hàng trăm hecta rau trồng ngoài trời bị hư hỏng, năng suất giảm tới 50%. Ảnh: Zing.
Tương tự, nhiều hộ nuôi tôm hùm (tại xã Xuân Cảnh, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) cũng đang lâm vào cảnh điêu đứng vì nước lũ khiến tôm chết hàng loạt, hàng chục tỷ đồng đã bị “cuốn trôi” theo dòng chảy. Ảnh: Dân Việt.
Theo Dân Việt, vùng đầm Cù Mông (xã Xuân Cảnh) là một trong những vùng nuôi tôm hùm lớn nhất miền Trung nhưng bắt đầu chết hàng loạt từ tối 3/11, khi mưa lớn, nước lũ bắt đầu đổ xuống đầm. Ảnh: Dân Việt.
Sau khi lũ rút, tôm hùm tiếp tục chết với số lượng lớn nhất (trong vòng 7 năm trở lại đây) và hiện tại vẫn chưa dừng lại. Những ngày đầu tôm hùm bị chết, người dân vớt lên bán với giá 50.000 - 200.000 đồng/kg để vớt vát. Trong khi đó, nếu so với thời điểm bình thường thì loại tôm này có giá rất cao khoảng từ 1,5-2 triệu đồng/kg. Ảnh: Dân Việt.
Theo ông Lê Văn Cảnh - Chủ tịch UBND xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu), toàn xã có hơn 510 hộ nuôi tôm hùm, hiện tại có hơn 300 hộ dân đã bị ảnh hưởng do mưa lũ, nhiều hộ nuôi lâm vào cảnh trắng tay vì tôm hùm chết la liệt. Ảnh: Dân Việt.
Cùng chung cảnh ngộ, nhiều hộ dân nuôi ốc hương ở huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu (Phú Yên) cũng tổn thất lớn do mưa lũ. Ảnh: Zing.
Vét ốc hương gần đến ngày thu hoạch chết la liệt, anh Đặng Văn Nhanh (ngụ xã Xuân Cảnh) buồn bã cho hay bây giờ phải bán tháo cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg. Chia sẻ trên Zing, anh Nhanh cho hay: "Nếu mưa lũ lớn không tràn về thì gia đình tôi bán cả ao nuôi doanh thu cũng hơn 500 triệu đồng (giá 120.000 đồng/kg). Giờ đây, ốc hương chết sạch, vợ chồng tôi mất vốn đầu tư 200 triệu đồng". Ảnh: Zing.
Người dân thị xã Sông Cầu cân ốc hương chết do mưa lũ bán cho thương lái ngay trên bờ ao xã Xuân Cảnh. Ảnh: Zing.