1. Sân bay quốc tế Toncontin, Honduras. Đường băng ở sân bay Toncontin ở Tegucigalpa, thủ đô Honduras chỉ dài 1.862m. Với độ dài quá ngắn này làm cho máy bay lớn như Boeing 757 lên xuống rất khó khăn và ngay cả những máy bay cỡ nhỏ cũng gặp nhiều rắc rối. Trong khi đó điều kiện tự nhiên xung quanh cũng không thuận lợi, vì nó nằm trong thung lũng cao so với mặt biển là 1.004m, bao bọc bởi núi đá rất hiểm trở. Các phi công lẫn hành khách được khuyến cáo khi đến sân bay này nên mua bảo hiểm thân thể.
2. Sân bay Agatti Aerodrome, ở Lakshadweep, Ấn Độ. Máy bay phải mạo hiểm khởi hành và hạ cánh trên đường băng ngắn chỉ dài 1.219m để phục vụ đưa du khách tới tham quan 36 hòn đảo du lịch ở Ấn Độ.
3. Sân bay quốc tế Sân bay Gustaf III, Saint Barthélemy. Sân bay này nằm ở ngôi làng St.Jean trên hòn đảo Saint Barthélemy thuộc vùng biển Caribbean. Hòn đảo từng thuộc Thụy Điển sau đó bán lại cho Pháp vào năm 1878. Đường băng khá hẹp và nằm ngay sát khu vực giao thông. Nếu không để ý, người đi đường bất kỳ khi nào cũng có thể gặp nạn bởi bánh xe và cánh máy bay.
4. Sân bay quốc tế Gibraltar, Gibraltar. Do thiếu không gian phẳng đồng nghĩa với việc khó có thể xây một sân bay riêng ở đây, sân bay duy nhất của Gibraltar, rộng chỉ 6,8km2, cắt ngang với Đại lộ Winston Churchill - con đường đông đúc nhất trên đảo này. Vì sự bất tiện này, giao thông buộc phải dừng lại mỗi khi có máy bay hạ cánh.
5. Sân bay quốc tế Kansai, Nhật Bản. Sân bay này bị đánh giá là đường băng nguy hiểm bởi nó có thể phải đối mặt với những trận động đất, lốc xoáy và một đáy biển không ổn định.
6. Sân bay quốc tế Wellington, New Zealand. Với đường băng thực sự nguy hiểm và ngắn, những chiếc máy bay đáp xuống sân bay này có thể lao thẳng vào đại dương bất cứ lúc nào.
7. Sân bay Kai Tak, Hong Kong. Nằm giữa khu dân cư đông đúc với những tòa nhà cao tầng san sát, sân bay Kai Tak ở Hong Kong còn có đường băng nhô ra ngoài biển, được mệnh danh là một thử thách khó đối với phi công trong mỗi lần hạ cánh.
8. Sân bay Bangda Chamdo, Tây Tạng. Hiện đây là sân bay cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 4.334 m so với mực nước biển, đường băng dài 5,5 km, mật độ không khí thấp. Không ít các phi công đều phải “toát mồ hôi hột” khi xuất phát hay hạ cánh xuống sân bay này.
9. Sân bay quốc tế Princess Juliana, đảo Saint Martin (Hà Lan). Do địa hình gồ ghề, người ta buộc phải xây dựng sân bay quốc tế Princess Juliana nằm sát bãi biển Maho, nơi hàng ngàn du khách tới tắm mỗi ngày. Đường băng ngắn, các máy bay buộc phải hạ độ cao xuống mức thấp nhất có thể để tiếp đất từ đầu đường băng, tránh vọt khỏi phi trường. Nhiều trường hợp, máy bay đáp xuống sân bay quốc tế Princess Juliana chỉ cách đầu người trên bãi biển khoảng 10 – 20 m.
10. Sân bay Paro, Bhutan. Paro là sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan, quốc gia nhỏ bé dưới chân dãy Himalayas. Chỉ có 8 phi công được cấp phép hạ cánh tại Paro. Khi đáp xuống phi trường này, các phi công cũng luôn gặp phải thử thách bởi họ vừa phải giữ máy bay thăng bằng trước những luồng gió mạnh trong thung lũng, vừa phải điều khiển phi cơ lách qua những ngôi nhà gần đường băng.
1. Sân bay quốc tế Toncontin, Honduras. Đường băng ở sân bay Toncontin ở Tegucigalpa, thủ đô Honduras chỉ dài 1.862m. Với độ dài quá ngắn này làm cho máy bay lớn như Boeing 757 lên xuống rất khó khăn và ngay cả những máy bay cỡ nhỏ cũng gặp nhiều rắc rối. Trong khi đó điều kiện tự nhiên xung quanh cũng không thuận lợi, vì nó nằm trong thung lũng cao so với mặt biển là 1.004m, bao bọc bởi núi đá rất hiểm trở. Các phi công lẫn hành khách được khuyến cáo khi đến sân bay này nên mua bảo hiểm thân thể.
2. Sân bay Agatti Aerodrome, ở Lakshadweep, Ấn Độ. Máy bay phải mạo hiểm khởi hành và hạ cánh trên đường băng ngắn chỉ dài 1.219m để phục vụ đưa du khách tới tham quan 36 hòn đảo du lịch ở Ấn Độ.
3. Sân bay quốc tế Sân bay Gustaf III, Saint Barthélemy. Sân bay này nằm ở ngôi làng St.Jean trên hòn đảo Saint Barthélemy thuộc vùng biển Caribbean. Hòn đảo từng thuộc Thụy Điển sau đó bán lại cho Pháp vào năm 1878. Đường băng khá hẹp và nằm ngay sát khu vực giao thông. Nếu không để ý, người đi đường bất kỳ khi nào cũng có thể gặp nạn bởi bánh xe và cánh máy bay.
4. Sân bay quốc tế Gibraltar, Gibraltar. Do thiếu không gian phẳng đồng nghĩa với việc khó có thể xây một sân bay riêng ở đây, sân bay duy nhất của Gibraltar, rộng chỉ 6,8km2, cắt ngang với Đại lộ Winston Churchill - con đường đông đúc nhất trên đảo này. Vì sự bất tiện này, giao thông buộc phải dừng lại mỗi khi có máy bay hạ cánh.
5. Sân bay quốc tế Kansai, Nhật Bản. Sân bay này bị đánh giá là đường băng nguy hiểm bởi nó có thể phải đối mặt với những trận động đất, lốc xoáy và một đáy biển không ổn định.
6. Sân bay quốc tế Wellington, New Zealand. Với đường băng thực sự nguy hiểm và ngắn, những chiếc máy bay đáp xuống sân bay này có thể lao thẳng vào đại dương bất cứ lúc nào.
7. Sân bay Kai Tak, Hong Kong. Nằm giữa khu dân cư đông đúc với những tòa nhà cao tầng san sát, sân bay Kai Tak ở Hong Kong còn có đường băng nhô ra ngoài biển, được mệnh danh là một thử thách khó đối với phi công trong mỗi lần hạ cánh.
8. Sân bay Bangda Chamdo, Tây Tạng. Hiện đây là sân bay cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 4.334 m so với mực nước biển, đường băng dài 5,5 km, mật độ không khí thấp. Không ít các phi công đều phải “toát mồ hôi hột” khi xuất phát hay hạ cánh xuống sân bay này.
9. Sân bay quốc tế Princess Juliana, đảo Saint Martin (Hà Lan). Do địa hình gồ ghề, người ta buộc phải xây dựng sân bay quốc tế Princess Juliana nằm sát bãi biển Maho, nơi hàng ngàn du khách tới tắm mỗi ngày. Đường băng ngắn, các máy bay buộc phải hạ độ cao xuống mức thấp nhất có thể để tiếp đất từ đầu đường băng, tránh vọt khỏi phi trường. Nhiều trường hợp, máy bay đáp xuống sân bay quốc tế Princess Juliana chỉ cách đầu người trên bãi biển khoảng 10 – 20 m.
10. Sân bay Paro, Bhutan. Paro là sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan, quốc gia nhỏ bé dưới chân dãy Himalayas. Chỉ có 8 phi công được cấp phép hạ cánh tại Paro. Khi đáp xuống phi trường này, các phi công cũng luôn gặp phải thử thách bởi họ vừa phải giữ máy bay thăng bằng trước những luồng gió mạnh trong thung lũng, vừa phải điều khiển phi cơ lách qua những ngôi nhà gần đường băng.