Gần đây, nhiều bậc cha mẹ tại đại hội phụ huynh Trường THCS Colette (Q.3, TPHCM) đã tranh luận về đề xuất xây dựng nhà vệ sinh thông minh gần 2 tỷ đồng của trường. Đề xuất xây dựng mới và cải tạo toàn bộ nhà vệ sinh lên tới gần 2 tỷ đồng đã khiến nhiều đại diện phụ huynh của một số lớp phát hoảng và lên tiếng phản đối. Một số phụ huynh cho rằng, xây nhà vệ sinh là một chủ trương chưa cấp thiết, đồng thời chi phí quá cao.
Đây không phải là lần đầu vấn đề xây nhà vệ sinh gây tranh cãi vì chi phí quá đắt đỏ. Ngày 31/10/2013, UBND đã có quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án, đầu tư một số nhà vệ sinh công cộng bằng thép trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, dự án được phê duyệt lắp đặt 14 nhà vệ sinh công cộng với mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.
Ông Hoàng Nam Sơn - Phó giám đốc ban quản lý dự án cho biết, sở dĩ mức đầu tư cao như vậy vì bên trong nhà vệ sinh có thiết bị khử mùi tự động, các hệ thống xử lý thông gió, điện, nước đều là những thiết bị hiện đại, tuy nhiên cũng không khác biệt nhiều so với nhà vệ sinh thông thường. Đến ngày 8/1/2014, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành đã ký văn bản truyền đạt ý kiến lãnh đạo TP Hà Nội về việc yêu cầu dừng chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép tiền tỷ này.
TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cũng đã đầu tư hàng tỷ đồng để lắp đặt các nhà vệ sinh tự động, thường gọi là “nhà vệ sinh thông minh (NVSTM)”. Thế nhưng, các nhà vệ sinh này lại khiến cả du khách lẫn các nhà quản lý TP khó xử vì sự “thông minh” của chúng. Theo thống kê của Phòng quản lý đô thị TP Nha Trang, trên địa bàn TP có năm NVSTM, mỗi cái trị giá 580 triệu đồng, được lắp đặt chủ yếu trên đường Trần Phú - phố du lịch nổi tiếng của Nha Trang.
Tuy nhiên, nhiều du khách, trong đó có người nước ngoài cũng đến nhà vệ sinh này, sau khi đọc bảng hướng dẫn đã nhún vai, giơ hai tay bày tỏ thất vọng rồi bỏ đi. Ông Nguyễn Phi Châu, một người chụp ảnh dạo ở công viên, cho hay: “Có rất nhiều người, đa số là du khách, tìm đến NVSTM nhưng hầu hết đều bỏ đi vì... không vào được. Lý do là chúng được thiết kế tự động, mỗi lần đi phải bỏ vào một đồng xu 2.000 đồng. Loại tiền này lại đang khan hiếm do ngân hàng đã thu hồi dần, người dân cũng không có thói quen xài tiền xu, du khách nước ngoài lại càng xa lạ với những đồng tiền này”.
Ngày 25/1/2014, TP.HCM chính thức đưa vào sử dụng 3 nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn 4 sao có giá 800 triệu ở công viên Tao Đàn, 23/9 và Lê Văn Tám. Đây là các nhà vệ sinh được xây dựng theo hình thức xã hội hóa, toàn bộ chí phí xây dựng đều do ngân hàng Sacombank chi trả với số vốn đầu tư từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi cái với diện tích 60 m2.
Mặc dù nhà vệ sinh sang trọng là vậy nhưng từ khi mở cửa, nơi đây đã xảy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười như khách bị mất cắp xe máy, mất giày dép, khăn lau rửa... Chị Nguyễn Thị Diễm - nhân viên vệ sinh ca chiều ở đây cho hay, có rất nhiều thành phần lao động, kể cả những người nghiện, bụi đời vào sử dụng nhà vệ sinh. Từ đó nảy sinh nhiều chuyện không hay. Theo lời kể của nhân viên ca chiều tên Thủy có lần suýt bị khách đánh, họ cầm cây sắt đe dọa chỉ vì chị nhắc nhở giữ vệ sinh chung.
Khu nhà vệ sinh công cộng trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được đầu tư 9,4 tỷ đồng có kiến trúc nửa chìm nửa nổi, song trang thiết bị sử dụng lại... không quá đặc biệt. Bà Nguyễn Thị Ngân – Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho biết trang thiết bị của nhà vệ sinh công cộng “hiện đại nhất khu vực Việt Bắc” đều không phải đồ ngoại nhập.
Hơn nữa, không phải lúc nào nhà vệ sinh công cộng này cũng mở cửa mà phụ thuộc vào... giờ làm việc của nhân viên.
Gần đây, nhiều bậc cha mẹ tại đại hội phụ huynh Trường THCS Colette (Q.3, TPHCM) đã tranh luận về đề xuất xây dựng nhà vệ sinh thông minh gần 2 tỷ đồng của trường. Đề xuất xây dựng mới và cải tạo toàn bộ nhà vệ sinh lên tới gần 2 tỷ đồng đã khiến nhiều đại diện phụ huynh của một số lớp phát hoảng và lên tiếng phản đối. Một số phụ huynh cho rằng, xây nhà vệ sinh là một chủ trương chưa cấp thiết, đồng thời chi phí quá cao.
Đây không phải là lần đầu vấn đề xây nhà vệ sinh gây tranh cãi vì chi phí quá đắt đỏ. Ngày 31/10/2013, UBND đã có quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án, đầu tư một số nhà vệ sinh công cộng bằng thép trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, dự án được phê duyệt lắp đặt 14 nhà vệ sinh công cộng với mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.
Ông Hoàng Nam Sơn - Phó giám đốc ban quản lý dự án cho biết, sở dĩ mức đầu tư cao như vậy vì bên trong nhà vệ sinh có thiết bị khử mùi tự động, các hệ thống xử lý thông gió, điện, nước đều là những thiết bị hiện đại, tuy nhiên cũng không khác biệt nhiều so với nhà vệ sinh thông thường. Đến ngày 8/1/2014, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành đã ký văn bản truyền đạt ý kiến lãnh đạo TP Hà Nội về việc yêu cầu dừng chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép tiền tỷ này.
TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cũng đã đầu tư hàng tỷ đồng để lắp đặt các nhà vệ sinh tự động, thường gọi là “nhà vệ sinh thông minh (NVSTM)”. Thế nhưng, các nhà vệ sinh này lại khiến cả du khách lẫn các nhà quản lý TP khó xử vì sự “thông minh” của chúng. Theo thống kê của Phòng quản lý đô thị TP Nha Trang, trên địa bàn TP có năm NVSTM, mỗi cái trị giá 580 triệu đồng, được lắp đặt chủ yếu trên đường Trần Phú - phố du lịch nổi tiếng của Nha Trang.
Tuy nhiên, nhiều du khách, trong đó có người nước ngoài cũng đến nhà vệ sinh này, sau khi đọc bảng hướng dẫn đã nhún vai, giơ hai tay bày tỏ thất vọng rồi bỏ đi. Ông Nguyễn Phi Châu, một người chụp ảnh dạo ở công viên, cho hay: “Có rất nhiều người, đa số là du khách, tìm đến NVSTM nhưng hầu hết đều bỏ đi vì... không vào được. Lý do là chúng được thiết kế tự động, mỗi lần đi phải bỏ vào một đồng xu 2.000 đồng. Loại tiền này lại đang khan hiếm do ngân hàng đã thu hồi dần, người dân cũng không có thói quen xài tiền xu, du khách nước ngoài lại càng xa lạ với những đồng tiền này”.
Ngày 25/1/2014, TP.HCM chính thức đưa vào sử dụng 3 nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn 4 sao có giá 800 triệu ở công viên Tao Đàn, 23/9 và Lê Văn Tám. Đây là các nhà vệ sinh được xây dựng theo hình thức xã hội hóa, toàn bộ chí phí xây dựng đều do ngân hàng Sacombank chi trả với số vốn đầu tư từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi cái với diện tích 60 m2.
Mặc dù nhà vệ sinh sang trọng là vậy nhưng từ khi mở cửa, nơi đây đã xảy ra nhiều chuyện dở khóc dở cười như khách bị mất cắp xe máy, mất giày dép, khăn lau rửa... Chị Nguyễn Thị Diễm - nhân viên vệ sinh ca chiều ở đây cho hay, có rất nhiều thành phần lao động, kể cả những người nghiện, bụi đời vào sử dụng nhà vệ sinh. Từ đó nảy sinh nhiều chuyện không hay. Theo lời kể của nhân viên ca chiều tên Thủy có lần suýt bị khách đánh, họ cầm cây sắt đe dọa chỉ vì chị nhắc nhở giữ vệ sinh chung.
Khu nhà vệ sinh công cộng trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được đầu tư 9,4 tỷ đồng có kiến trúc nửa chìm nửa nổi, song trang thiết bị sử dụng lại... không quá đặc biệt. Bà Nguyễn Thị Ngân – Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho biết trang thiết bị của nhà vệ sinh công cộng “hiện đại nhất khu vực Việt Bắc” đều không phải đồ ngoại nhập.
Hơn nữa, không phải lúc nào nhà vệ sinh công cộng này cũng mở cửa mà phụ thuộc vào... giờ làm việc của nhân viên.