Nhà máy nghìn tỷ bỏ hoang ở Dung Quất: Theo Vietnamnet, tổng số tiền đổ vào Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol lớn nhất Đông Nam Á ở Dung Quất (Quảng Ngãi) lên tới gần 2.000 tỷ đồng, chưa kể 1.000 tỷ vay ngân hàng có nguy cơ thành nợ khó đòi. Thế nhưng, nhà máy đã đóng cửa từ 18 tháng nay, hàng năm tốn thêm khoản tiền tỷ để bảo dưỡng. Ảnh: Vietnamnet.Từ tháng 5/2015, nhà máy nhiên liệu sinh học ở Dung Quất do Cty CP NLSH Dầu khí miền Trung làm chủ đầu tư đã ngừng hoạt động. Hàng chục kỹ sư, công nhân lũ lượt bỏ đi. Sau khi bị "đắp chiếu" lâu ngày, các nhà xưởng, máy móc khuất dần sau cây cỏ. Ảnh: Vietnamnet.Nhà máy này là một trong 3 dự án nhiên liệu sinh học tiêu tốn hàng ngàn tỷ nhưng không phát huy hiệu quả. Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) mới đây, số tiền bỏ ra cho dự án ở Dung Quất hơn 2.100 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư được duyệt hàng trăm tỷ. Ảnh: Vietnamnet.Theo kết luận thanh tra của TTCP, quá trình triển khai dự án này đã xảy ra hàng loạt sai phạm, từ việc khảo sát chọn địa điểm, đến chọn nhà thầu thiếu kinh nghiệm,… gây lãng phí hàng trăm tỷ. Những hạng mục tiêu tốn nhiều tiền của để đầu tư xây dựng nhưng không mang lại hiệu quả. Hiện lối vào nhà máy nghìn tỷ đóng im ỉm, cỏ mọc xanh. Ảnh: Vietnamnet.Nhà máy điện bỏ hoang của Vinashin ở Quảng Ninh: Theo Pháp luật Việt Nam, nhà máy điện diesel Cái Lân là một trong nhiều dự án khủng bị bỏ hoang của Tập đoàn Vinashin đến nay chưa có lời giải, khiến cho hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế của dân hư hao theo thời gian. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.Nhà máy điện diesel Cái Lân (TP Hạ Long, Quảng Ninh) có giá trị quyết toán A - B lên tới 939,5 tỷ đồng, do Tập đoàn Vinashin làm chủ đầu tư giao cho đơn vị con là Cty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Cái Lân thực hiện. Nhà máy gồm 6 tổ máy với công suất 6,5 MW/tổ máy, có mục tiêu cung cấp điện cho một Nhà máy cán Thép gần đó. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.Nhà máy chính thức vận hành từ tháng 4/2007 đến 10/2009 thì “chết lâm sàng” cho đến nay. Trong khu vực nhà máy rộng hàng chục hecta, cỏ lau mọc khắp nơi cao hơn đầu người, tất cả đã xuống cấp, hoang tàn và không một bóng dáng công nhân. Toàn bộ giàn máy móc, thiết bị trong xưởng rộng mênh mông cũng dừng hoạt động từ lâu, bị phủ bụi và bị bỏ hoang từ gần 7 năm qua. Ảnh: Lao động.Nhà máy thép 3 nghìn tỷ của Vinashin bỏ hoang 5 năm ở Quảng Ninh: Nhà máy cán nóng thép tấm khổ rộng đầu tiên và lớn nhất Việt Nam với công suất 500 nghìn tấn/năm, được đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, hoạt động một lần rồi bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: Lao động.Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân (TP Hạ Long, Quảng Ninh) được Tập đoàn Vinashin xây dựng từ năm 2003 trên diện tích 15 ha, tổng mức đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng. Nhà máy có công suất 500 nghìn tấn/năm, bằng dây chuyền công nghệ của Đức, do các cán bộ, kỹ sư trong nước lắp đặt và vận hành. Ảnh: ANTT.Tháng 1/2010, nhà máy chạy thử, cho ra mẻ thép tấm đầu tiên đạt yêu cầu, tuy nhiên sau đó bị bỏ hoang vì vướng đại án Vinashin. Sau đại án Vinashin bị phanh phui, nhà máy này đã không còn cơ hội để sản xuất và cho ra những tấm thép phục vụ ngành đóng tàu. Ảnh: ANTT.Sau 5 năm bỏ hoang, nhiều thiết bị máy móc đã bị hoen gỉ. Toàn bộ giàn máy các loại trong nhà xưởng rộng mênh mông bị phủ bụi và hoen gỉ. Hàng trăm tấn phôi thép được nhập khẩu từ nước ngoài từ nhiều năm trước không được sử dụng. Ảnh: Lao động.Nhà máy 7.000 tỷ đồng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam ở Hải Phòng "đắp chiếu": Chỉ sau hơn một năm hoạt động, nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex, Hải Phòng) của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) phải liên tục “đắp chiếu”, lỗ hơn 1.700 tỷ đồng và đứng trước nguy cơ phá sản. Ảnh: Tuổi Trẻ.Theo Tuổi Trẻ, nhà máy PVTex do PVN nắm giữ trên 75% vốn cổ phần, tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỉ đồng, dự định dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi nhằm giúp VN tự chủ một phần nguyên liệu dệt may. Nhưng ngay khi vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy này liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng nhà máy... Ảnh: Tuổi Trẻ.Năm 2015, PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 504 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2014, doanh thu của nhà máy này cũng chỉ đạt 992 tỷ đồng, lỗ 1.085 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2015, công ty có vốn điều lệ 2.165 tỷ đồng. Nhà máy hiện vô cùng vắng vẻ, ảm đạm do phải hoạt động cầm chừng vì thua lỗ. Ảnh: Hải Ninh.Nhà máy PVTex hiện nay vô cùng ảm đạm. Khuôn viên nhà máy rộng lớn đến 15ha ít bóng người, thi thoảng có vài bóng công nhân đi qua, đi lại. Tiếng động cơ, tiếng máy nổ không còn vang vọng như xưa. Các dây chuyền của nhà máy được quây kín. Lãnh đạo nhà máy hiện nay vẫn phải gồng mình để tìm kiếm một hướng đi mới, với hi vọng vực lại nhà máy. Ảnh: Hải Ninh.
Nhà máy nghìn tỷ bỏ hoang ở Dung Quất: Theo Vietnamnet, tổng số tiền đổ vào Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol lớn nhất Đông Nam Á ở Dung Quất (Quảng Ngãi) lên tới gần 2.000 tỷ đồng, chưa kể 1.000 tỷ vay ngân hàng có nguy cơ thành nợ khó đòi. Thế nhưng, nhà máy đã đóng cửa từ 18 tháng nay, hàng năm tốn thêm khoản tiền tỷ để bảo dưỡng. Ảnh: Vietnamnet.
Từ tháng 5/2015, nhà máy nhiên liệu sinh học ở Dung Quất do Cty CP NLSH Dầu khí miền Trung làm chủ đầu tư đã ngừng hoạt động. Hàng chục kỹ sư, công nhân lũ lượt bỏ đi. Sau khi bị "đắp chiếu" lâu ngày, các nhà xưởng, máy móc khuất dần sau cây cỏ. Ảnh: Vietnamnet.
Nhà máy này là một trong 3 dự án nhiên liệu sinh học tiêu tốn hàng ngàn tỷ nhưng không phát huy hiệu quả. Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) mới đây, số tiền bỏ ra cho dự án ở Dung Quất hơn 2.100 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư được duyệt hàng trăm tỷ. Ảnh: Vietnamnet.
Theo kết luận thanh tra của TTCP, quá trình triển khai dự án này đã xảy ra hàng loạt sai phạm, từ việc khảo sát chọn địa điểm, đến chọn nhà thầu thiếu kinh nghiệm,… gây lãng phí hàng trăm tỷ. Những hạng mục tiêu tốn nhiều tiền của để đầu tư xây dựng nhưng không mang lại hiệu quả. Hiện lối vào nhà máy nghìn tỷ đóng im ỉm, cỏ mọc xanh. Ảnh: Vietnamnet.
Nhà máy điện bỏ hoang của Vinashin ở Quảng Ninh: Theo Pháp luật Việt Nam, nhà máy điện diesel Cái Lân là một trong nhiều dự án khủng bị bỏ hoang của Tập đoàn Vinashin đến nay chưa có lời giải, khiến cho hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế của dân hư hao theo thời gian. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.
Nhà máy điện diesel Cái Lân (TP Hạ Long, Quảng Ninh) có giá trị quyết toán A - B lên tới 939,5 tỷ đồng, do Tập đoàn Vinashin làm chủ đầu tư giao cho đơn vị con là Cty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Cái Lân thực hiện. Nhà máy gồm 6 tổ máy với công suất 6,5 MW/tổ máy, có mục tiêu cung cấp điện cho một Nhà máy cán Thép gần đó. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.
Nhà máy chính thức vận hành từ tháng 4/2007 đến 10/2009 thì “chết lâm sàng” cho đến nay. Trong khu vực nhà máy rộng hàng chục hecta, cỏ lau mọc khắp nơi cao hơn đầu người, tất cả đã xuống cấp, hoang tàn và không một bóng dáng công nhân. Toàn bộ giàn máy móc, thiết bị trong xưởng rộng mênh mông cũng dừng hoạt động từ lâu, bị phủ bụi và bị bỏ hoang từ gần 7 năm qua. Ảnh: Lao động.
Nhà máy thép 3 nghìn tỷ của Vinashin bỏ hoang 5 năm ở Quảng Ninh: Nhà máy cán nóng thép tấm khổ rộng đầu tiên và lớn nhất Việt Nam với công suất 500 nghìn tấn/năm, được đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, hoạt động một lần rồi bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: Lao động.
Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân (TP Hạ Long, Quảng Ninh) được Tập đoàn Vinashin xây dựng từ năm 2003 trên diện tích 15 ha, tổng mức đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng. Nhà máy có công suất 500 nghìn tấn/năm, bằng dây chuyền công nghệ của Đức, do các cán bộ, kỹ sư trong nước lắp đặt và vận hành. Ảnh: ANTT.
Tháng 1/2010, nhà máy chạy thử, cho ra mẻ thép tấm đầu tiên đạt yêu cầu, tuy nhiên sau đó bị bỏ hoang vì vướng đại án Vinashin. Sau đại án Vinashin bị phanh phui, nhà máy này đã không còn cơ hội để sản xuất và cho ra những tấm thép phục vụ ngành đóng tàu. Ảnh: ANTT.
Sau 5 năm bỏ hoang, nhiều thiết bị máy móc đã bị hoen gỉ. Toàn bộ giàn máy các loại trong nhà xưởng rộng mênh mông bị phủ bụi và hoen gỉ. Hàng trăm tấn phôi thép được nhập khẩu từ nước ngoài từ nhiều năm trước không được sử dụng. Ảnh: Lao động.
Nhà máy 7.000 tỷ đồng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam ở Hải Phòng "đắp chiếu": Chỉ sau hơn một năm hoạt động, nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex, Hải Phòng) của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) phải liên tục “đắp chiếu”, lỗ hơn 1.700 tỷ đồng và đứng trước nguy cơ phá sản. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Theo Tuổi Trẻ, nhà máy PVTex do PVN nắm giữ trên 75% vốn cổ phần, tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỉ đồng, dự định dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi nhằm giúp VN tự chủ một phần nguyên liệu dệt may. Nhưng ngay khi vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy này liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng nhà máy... Ảnh: Tuổi Trẻ.
Năm 2015, PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 504 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2014, doanh thu của nhà máy này cũng chỉ đạt 992 tỷ đồng, lỗ 1.085 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2015, công ty có vốn điều lệ 2.165 tỷ đồng. Nhà máy hiện vô cùng vắng vẻ, ảm đạm do phải hoạt động cầm chừng vì thua lỗ. Ảnh: Hải Ninh.
Nhà máy PVTex hiện nay vô cùng ảm đạm. Khuôn viên nhà máy rộng lớn đến 15ha ít bóng người, thi thoảng có vài bóng công nhân đi qua, đi lại. Tiếng động cơ, tiếng máy nổ không còn vang vọng như xưa. Các dây chuyền của nhà máy được quây kín. Lãnh đạo nhà máy hiện nay vẫn phải gồng mình để tìm kiếm một hướng đi mới, với hi vọng vực lại nhà máy. Ảnh: Hải Ninh.