1. Siêu dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội
Dự án tỷ đô bị rút giấy phép mới đây nhất phải kể đến siêu dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội với tổng vốn đầu tư khoảng 28 tỷ USD. Dự án do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư với sự tham gia của một số đối tác khác từ Arabi Saudi, được dự kiến xây dựng tại khu kinh tế Nhơn Hội với tổng diện tích 2.000 ha, công suất 660.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 30 triệu tấn/năm - Ảnh: VnExpress.Theo ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, sở dĩ tỉnh ngừng thu hút dự án này là do không đảm bảo tính khả thi, chậm trễ kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút doanh nghiệp khác đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội - Ảnh: Vnexpress.Theo ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, sở dĩ tỉnh ngừng thu hút dự án này là do không đảm bảo tính khả thi, chậm trễ kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút doanh nghiệp khác đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội - Ảnh: Vneconomy. 2. Chấm dứt dự án thép Guang Lian (Đài Loan) ở KKT Dung Quất
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án thép Guang Lian Dung Quất do Tập đoàn Tycoons (Đài Loan) đầu tư sau khi đơn vị này đã "ôm" đất sạch 10 năm gây lãng phí lớn - Ảnh: Zing.Dự án thép tỷ đô này được cấp giấy chứng nhận năm 2006, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, do Tập đoàn Tycoons (Đài Loan) đầu tư với số vốn ban đầu 556 triệu USD. Năm 2008, Tycoons hợp tác với Công ty E-United (Đài Loan) và nâng quy mô vốn lên 4,5 tỷ USD, công suất 7 triệu tấn. Nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế đã giải tỏa, bàn giao 337 ha đất - Ảnh: Zing.Mặc dù tỉnh Quảng Ngãi hết sức tạo điều kiện, song từ khi cấp phép đến khi thu hồi, nhà đầu tư chỉ hoàn thiện các thủ tục dự án, xây khu ký túc xá cho nhân viên, san lấp mặt bằng một phần diện tích và đóng móng cọc các hạng mục xây dựng. Nguyên nhân đình trệ là do nhà đầu tư không đảm bảo năng lực tài chính và kinh nghiệm xây dựng - Ảnh: Bbizlive.Vì vậy, để tránh gây lãng phí đất đai, bức xúc trong nhân dân và ảnh hưởng môi trường đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định chấm dứt hoạt động của dự án, thu hồi toàn bộ phần diện tích trước đây đã cấp cho dự án. Hiện Tập đoàn Hoà Phát sẽ tiếp quản, đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép trên đất thu hồi dự án nhà máy Guang Lian Dung Quất này - Ảnh: Báo Đầu Tư. 3. Thu hồi dự án trên bãi biển Phượng Hoàng - Nha Trang
Tiếp đến phải kể đến dự án trên bãi biển Phượng Hoàng của Công ty TNHH Dewan International (Hồng Kông), vốn đầu tư 1,25 tỷ USD. Theo đó, chiều ngày 26/5/2015, sau cuộc họp thường trực, tỉnh Khánh Hòa thống nhất ngừng việc giao toàn bộ bãi biển Nha Trang cho Công ty TNHH Dewan International Việt Nam. Khánh Hòa sẽ thu hồi dự án phát triển bãi biển Phượng Hoàng, tức là thu hồi giấy chứng nhận đầu tư mà UBND tỉnh đã trao cho Dewan Việt Nam vào ngày 20/8 và ngày 3/11/2014 - Ảnh: Phoenix Beach Việt Nam.Cụ thể, tỉnh thống nhất ngừng dự án công viên diện tích khoảng 60ha trong số hơn 74ha diện tích đất liền và công viên bãi biển Nha Trang mà UBND tỉnh đã cấp giấy phép đầu tư cho Dewan. Những ý tưởng Dewan đưa ra xây dựng trong dự án công viên gồm Quán cà phê trên cây; các quán Bar Pharaohs, xây dựng bãi đỗ xe ngầm... - Ảnh: Người Lao Động.Tuy nhiên, Khánh Hòa vẫn cho phép Dewan tiếp tục đầu tư 2 tổ hợp cao tầng ở phía Nam cầu Trần Phú, ngay Công viên Yersin. Thứ nhất là dự án cao ốc Phoenix dự kiến cao 50 - 65 tầng xây trên bãi biển và lấp vịnh để xây nhô hẳn ra biển. Thứ 2 là dự án khách sạn Fish Scale Grand Nha Trang, dự kiến cao 42 tầng... - Ảnh: Người Lao Động.Ngoài việc dừng dự án công viên trên bãi biển Nha Trang, Khánh Hòa cũng yêu cầu Công ty TNHH Dewan International Việt Nam hoàn thành việc góp vốn điều lệ để thực hiện dự án đầu tư phát triển bãi biển Phượng Hoàng (bãi biển Nha Trang) - Ảnh: Người Lao Động.
1. Siêu dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội
Dự án tỷ đô bị rút giấy phép mới đây nhất phải kể đến siêu dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội với tổng vốn đầu tư khoảng 28 tỷ USD. Dự án do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư với sự tham gia của một số đối tác khác từ Arabi Saudi, được dự kiến xây dựng tại khu kinh tế Nhơn Hội với tổng diện tích 2.000 ha, công suất 660.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 30 triệu tấn/năm - Ảnh: VnExpress.
Theo ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, sở dĩ tỉnh ngừng thu hút dự án này là do không đảm bảo tính khả thi, chậm trễ kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút doanh nghiệp khác đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội - Ảnh: Vnexpress.
Theo ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, sở dĩ tỉnh ngừng thu hút dự án này là do không đảm bảo tính khả thi, chậm trễ kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút doanh nghiệp khác đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội - Ảnh: Vneconomy.
2. Chấm dứt dự án thép Guang Lian (Đài Loan) ở KKT Dung Quất
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án thép Guang Lian Dung Quất do Tập đoàn Tycoons (Đài Loan) đầu tư sau khi đơn vị này đã "ôm" đất sạch 10 năm gây lãng phí lớn - Ảnh: Zing.
Dự án thép tỷ đô này được cấp giấy chứng nhận năm 2006, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, do Tập đoàn Tycoons (Đài Loan) đầu tư với số vốn ban đầu 556 triệu USD. Năm 2008, Tycoons hợp tác với Công ty E-United (Đài Loan) và nâng quy mô vốn lên 4,5 tỷ USD, công suất 7 triệu tấn. Nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế đã giải tỏa, bàn giao 337 ha đất - Ảnh: Zing.
Mặc dù tỉnh Quảng Ngãi hết sức tạo điều kiện, song từ khi cấp phép đến khi thu hồi, nhà đầu tư chỉ hoàn thiện các thủ tục dự án, xây khu ký túc xá cho nhân viên, san lấp mặt bằng một phần diện tích và đóng móng cọc các hạng mục xây dựng. Nguyên nhân đình trệ là do nhà đầu tư không đảm bảo năng lực tài chính và kinh nghiệm xây dựng - Ảnh: Bbizlive.
Vì vậy, để tránh gây lãng phí đất đai, bức xúc trong nhân dân và ảnh hưởng môi trường đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định chấm dứt hoạt động của dự án, thu hồi toàn bộ phần diện tích trước đây đã cấp cho dự án. Hiện Tập đoàn Hoà Phát sẽ tiếp quản, đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép trên đất thu hồi dự án nhà máy Guang Lian Dung Quất này - Ảnh: Báo Đầu Tư.
3. Thu hồi dự án trên bãi biển Phượng Hoàng - Nha Trang
Tiếp đến phải kể đến dự án trên bãi biển Phượng Hoàng của Công ty TNHH Dewan International (Hồng Kông), vốn đầu tư 1,25 tỷ USD. Theo đó, chiều ngày 26/5/2015, sau cuộc họp thường trực, tỉnh Khánh Hòa thống nhất ngừng việc giao toàn bộ bãi biển Nha Trang cho Công ty TNHH Dewan International Việt Nam. Khánh Hòa sẽ thu hồi dự án phát triển bãi biển Phượng Hoàng, tức là thu hồi giấy chứng nhận đầu tư mà UBND tỉnh đã trao cho Dewan Việt Nam vào ngày 20/8 và ngày 3/11/2014 - Ảnh: Phoenix Beach Việt Nam.
Cụ thể, tỉnh thống nhất ngừng dự án công viên diện tích khoảng 60ha trong số hơn 74ha diện tích đất liền và công viên bãi biển Nha Trang mà UBND tỉnh đã cấp giấy phép đầu tư cho Dewan. Những ý tưởng Dewan đưa ra xây dựng trong dự án công viên gồm Quán cà phê trên cây; các quán Bar Pharaohs, xây dựng bãi đỗ xe ngầm... - Ảnh: Người Lao Động.
Tuy nhiên, Khánh Hòa vẫn cho phép Dewan tiếp tục đầu tư 2 tổ hợp cao tầng ở phía Nam cầu Trần Phú, ngay Công viên Yersin. Thứ nhất là dự án cao ốc Phoenix dự kiến cao 50 - 65 tầng xây trên bãi biển và lấp vịnh để xây nhô hẳn ra biển. Thứ 2 là dự án khách sạn Fish Scale Grand Nha Trang, dự kiến cao 42 tầng... - Ảnh: Người Lao Động.
Ngoài việc dừng dự án công viên trên bãi biển Nha Trang, Khánh Hòa cũng yêu cầu Công ty TNHH Dewan International Việt Nam hoàn thành việc góp vốn điều lệ để thực hiện dự án đầu tư phát triển bãi biển Phượng Hoàng (bãi biển Nha Trang) - Ảnh: Người Lao Động.