Ngọc La Peregrina
Ngọc La Peregrina, gắn với lời nguyền Tình Yêu, là một trong những viên ngọc trai lớn nhất trên thế giới. Theo tiếng Tây Ban Nha, tên viên kim cương nổi tiếng này có nghĩa “hành hương”hoặc “lang thang”.
Nó được vua Philip II Tây Ban Nha tặng nữ hoàng Mary I Anh trước khi kết hôn nhưng rồi nữ hoàng đã bị bỏ rơi và chết vào năm 1558.
Năm 1969, Elizabeth Taylor được chồng tặng viên ngọc này nhân ngày Valentine. Họ đã kết hôn và ly dị hai lần liền. Còn Taylor từ khi có viên ngọc đã kết hôn tới 8 lần.
Viên kim cương Hope
Hope (Hi vọng) là một viên kim cương đặc biệt nặng 45,52 carat, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian, Washington. Bằng mắt thường, nó có màu xanh đậm. Khi soi dưới ánh đèn tia cực tím, nó sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ. Hiện tại, viên kim cương đang được sử dụng làm mặt của một sợi dây chuyền được gắn 61 viên kim cương khác.
Truyền thuyết kể rằng, viên kim cương này ban đầu được gắn vào một bên mắt của nữ thần Sita linh thiêng của người Hindu và nặng tới 123 carat. Sau đó, nó đã bị những tên trộm lấy đi mất. Lập tức, các trưởng lão Bà la môn đã sử dụng bùa chú, reo rắc lời nguyền khủng khiếp giáng xuống đầu bất cứ kẻ nào nắm giữ viên đá quý.
Liên tiếp những người chủ sở hữu của viên đá quý gặp tai họa, như vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette bị chém đầu; nhà buôn Simon Frankel gặp rất nhiều khó khăn về tài chính và phải bán kim cương; và tai ương nhất là quý bà Evalyn Walsh McLean bị khánh kiệt, chồng li dị, con trai gặp tai nạn ô tô qua đời, con gái chết vì sốc thuốc.
Sau đó, không ai dám sở hữu viên đá quý này và nó đã được hiến tặng lại cho Bảo tàng Smithsonian.
Con bọ hung bằng ngọc và lời nguyền chết chóc
Người Ai Cập cổ đại luôn nổi tiếng với những lời nguyền nhằm bảo vệ lăng mộ Pharaong khỏi đạo tặc. Một trong số đó là lời nguyền lên viên ngọc hình con bọ hung bằng ngọc của vua Tutankhamun :"Kẻ nào dám quấy rầy giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết!"
Một linh hải quân người Nam Phi sau đó đã sở hữu viên ngọc quý. Theo ghi nhận, người lính này đã bị chết đuối trong một lần đi biển. Không lâu sau, con gái ông ta cũng qua đời vì bệnh máu trắng.
Do quá sợ hãi, vợ của người lính hải quân đã bán lại con bọ hung bằng ngọc cho một người phụ nữ Nam Phi khác. Con gái của người này cũng bị chết vì bệnh máu trắng, còn chồng bà thì qua đời đột ngột không rõ nguyên nhân. Bà ta sau đó đành phải giao lại con bọ hung bằng ngọc cho Chính phủ.
Kim cương Black Orlov - mắt thần Brahma
Kim cương Black Orlov, được tìm thấy ở Ấn Độ vào đầu những năm 1800. Theo truyền thuyết viên kim cương bị đánh cắp từ mắt tượng Brahma-vị thần Hin du tại một ngôi đền ở miền Nam Ấn Độ.
Sau đó công chúa Nga Nadezhda Orlov đã mua. Tin đồn công chúa và cùng hai người khác dùng Black Orlov đều nhảy lầu tự sát.
Thạch anh tím Delhi
Viên đá thạch anh tím Delhi được mang từ Delhi, Ấn Độ tới Anh bởi một Đại tá người Bengal có tên W. Ferris. Từ khi sở hữu viên đá, gia đình của ông dần dần khánh kiệt, bản thân ông sức khỏe ngày càng suy sụp và chết. Viên đá được trao lại cho vị con trưởng, nhưng không ngờ một thời gian sau, ông cũng bị thiệt hại tài sản rất nặng, phải sống trong nghèo khổ tới cuối đời.
Những người sở hữu sau của viên đá cũng nhận phải nhiều tai ương đó là nhà khoa học Heron Allen và sau đó là hai người bạn khác của ông. Đến năm 1904, ông đã phải chôn viên đá và dặn con cháu đào lên sau khi ông chết được 30 năm.
Con gái ông làm theo và nhận được lời cảnh báo đi kèm viên đá của cha rằng “Hãy ném chiếc hộp cùng viên đá xuống biển”. Tuy nhiên, bà đã không ném đi mà tặng cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên.
Nhiều năm sau, một cựu Giám Giám đốc thư viện tên là John Whittaker đã mang câu chuyện kỳ lạ về viên đá đến một hội nghị chuyên đề về nhà khoa học Heron Allen.
Sau khi buổi hội nghị lần thứ nhất, hai vợ chồng ông gặp phải trận mưa bão kì lạ. Đêm trước khi hội nghị thứ hai, ông đã phải chịu một trận đau nặng và phải vào viện phẫu thuật. Đến hội nghị thứ ba thì ông không thể đến dự vì bệnh sỏi thận và phải phẫu thuật lần hai.
Mời quý độc giả xem video những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ (nguồn Youtube):