Những cú “phốt” chấn động toàn cầu của Samsung

Google News

(Kiến Thức) - Thu hồi toàn bộ Galaxy Note 7, "giấu nhẹm" vụ công nhân tử vong vì nhiễm khí độc... là những cú phốt gây chấn động toàn cầu của ông lớn Samsung.

Samsung triệu hồi toàn bộ Galaxy Note 7 đã bán ra
Samsung vừa ra thông cáo tuyên bố thu hồi toàn bộ Galaxy Note 7 đã bán ra trên khắp thế giới sau các báo cáo thiết bị phát nổ khi đang sạc. Theo đó, những máy Note 7 đã bán ra tại Việt Nam có thể cũng thuộc diện thu hồi và Samsung sẽ "1 đổi 1" cho những máy này.
Samsungtriệu hồi toàn bộ smartphone Galaxy Note 7 đã bán ra trên khắp thế giới sau các báo cáo thiết bị phát nổ khi đang sạc.
Việc phải thu hồi một trong những thiết bị đầu bảng bị xem là bước lùi đáng xấu hổ cho Samsung, nhà sản xuất smartphone Android hàng đầu thế giới. Galaxy Note 7 mới được giới thiệu chỉ một tháng trước. Samsung cho biết họ đã tìm ra vấn đề trong pin của một số máy và ngừng bán sản phẩm. Theo CNN, hãng sẽ thay thế tất cả 2,5 triệu Galaxy Note 7 đã bán ra bằng một máy mới hoàn toàn bất kể chúng được mua khi nào.
Cũng trong thông báo gần đây, Samsung thừa nhận đã nhận được 35 trường hợp báo máy bị cháy nổ trên khắp toàn cầu. Cho đến nay, hãng tìm thấy 24 thiết bị gặp sự cố. Khâu chuẩn bị thu hồi Note 7 dự kiến kéo dài khoảng 2 tuần.
Trong một cuộc họp báo tại Seoul, Samsung đã xin lỗi vì sự cố phải thu hồi máy này, nói rằng các điều tra của hãng đã phát hiện ra sự cố nằm ở pin bị lỗi. Đây không phải là sự cố đầu tiên của ông lớn Samsung.
Samsung "giấu nhẹm" vụ công nhân tử vong vì nhiễm khí độc
Năm 2014, ông Hwang Sang-ki, một tài xế taxi 58 tuổi người Hàn Quốc, đã phanh phui sự thật rằng tập đoàn Samsung được cho đã giấu thông tin về môi trường làm việc độc hại trong những nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
Ông Hwang Sang-ki đã dành 6 năm âm thầm chống lại Samsung để đòi lại công bằng cho cái chết của cô con gái Hwang Yu-mi (23 tuổi) bị mắc bệnh bạch cầu cấp tính sau 5 năm làm ở tập đoàn này.
Vì không đủ tiền vào đại học, Hwang Yu-mi quyết định thi tuyển vào nhà máy sản xuất chấn bán dẫn hàng đầu của tập đoàn điện tử Samsung có tên Giheung năm 2003 và trúng tuyển. Với bộ đồ bảo hộ lao động bảo vệ khỏi môi trường chất bán dẫn độc hại khi trực tiếp sản xuất các con chip điện tử cho các sản phẩm điện tử của tập đoàn Samsung. Trong suốt ca làm kéo dài 8 giờ đồng hồ, Yumi liên tục tiếp xúc với những hóa chất độc hại, khói độc và bức xạ ion hóa.
Lee Suk –young, một đồng nghiệp của Yumi đã có những biểu hiện kích ứng da sau thời gian ngắn làm việc trong nhà máy này.
Đến tháng 10/2005, Yumi có những biểu hiện buồn nôn, chóng mặt. Sau khi được xét nghiệm máu, các bác sĩ đã hoàn toàn bất lực với căn bệnh mà công đang mang – căn bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (dạng bênh ung thư dòng tủy của các tế bào máu).
Ở độ tuổi 20, Yumi bắt đầu được điều trị hóa trị. Năm 2006, nữ đồng nghiệp Lee Suk –young cũng mắc bệnh giống Yumi. Một nữ đồng nghiệp khác là Lee cũng đã chết vì căn bệnh tương tự sau đó 5 tuần.
Giám đốc điều hành Samsung đã giữ liên lạc thường xuyên với gia đình Yumi (qua người cha là tài xế taxi Hwang) để đưa khoản tiền 18.000 USD cho ca phẫu thuật ghép tủy xương của Yumi.
Ông Hwang có ý muốn nộp đơn yêu cầu bồi thường với chính phủ để nhận được sự chăm sóc toàn vẹn hơn. Lúc này, Samsung quay sang phản đối.
Ông Hwang Sang Gi cầm di ảnh của con gái Yumi để biểu tình trước trụ sở của Samsung tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc vào tháng 10/2015.
Tháng 3/2007, Yumi đã qua đời. Giám đốc điều hành Samsung đã đến gặp ông Hwang và hứa một khoản bồi thường và được yêu cầu giữ bí mật chuyện công nhân Samsung bị ung thư và qua đời.
Ông Hwang đã từ chối và quyết tìm hiểu vụ việc sáng tỏ. Sau tìm hiểu, Hwang biết được có 19.000 công nhân tại nhà máy Giheung bị bệnh và tìm đến các cơ quan, chính phủ, tổ chức để yêu cầu giúp đỡ. Tuy nhiên, các công nhân mắc bệnh đã không nộp đơn khiếu nại hay kiến tụng Samsung vì hãng đã bồi thường khoản tiền đủ lớn để họ rút đơn kiện và giữ im lặng.
Theo các nhà nghiên cứu, hóa chất sử dụng để làm chất bán dẫn, hoặc các sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất phức tạp khác đều là những chất gây ung thư như benzen, trichloroethylene, ethylene oxide, khí Arsine và arsenic trioxide.
Chủ tịch Tập đoàn Samsung bị buộc tội trốn thuế
Ngày 17/4/2008, các công tố viên Hàn Quốc đã chính thức buộc tội Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun Hee tội trốn thuế (113,7 triệu USD) và lạm dụng lòng tin. Phán quyết được đưa ra sau khi các công tố viên kết thúc cuộc điều tra kéo dài 3 tháng về những sai phạm của tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc này.
Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee hầu tòa vì tội trốn thuế.
Các công tố viên cũng kết luận tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc này không lập quỹ đen trị giá hàng triệu USD để hối lộ như cáo buộc của một cựu giám đốc điều hành tập đoàn. Trước đó, cả Samsung lẫn ông Lee đều phủ nhận các cáo buộc.
Theo các công tố viên, họ sẽ không chính thức bắt giữ vị chủ tịch 66 tuổi của Samsung do việc này có thể “gây xáo trộn lớn” đến việc kinh doanh của tập đoàn và “ảnh hưởng tiêu cực” đến Hàn Quốc.
“Chúng tôi hy vọng cuộc điều tra này là cơ hội để Samsung nhìn nhận lại và giải quyết các vấn đề trên và khôi phục lại vị trí tập đoàn hùng mạnh trên thế giới”, thông báo của các công tố viên viết.
Sau đó, ông Lee Kun-hee đã từ chức Chủ tịch Samsung, nộp phạt 100 triệu USD và lãnh án ba năm tù treo.
Đến năm 2009, ông Lee đã được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cho hưởng lệnh ân xá đặc biệt để vị tỷ phú doanh nhân, vốn là một thành viên của Ủy ban Olympics Quốc tế này, phối hợp nỗ lực giành quyền đăng cai Olympics mùa đông cho Hàn Quốc.
Đến tháng 3/2010, ông Lee được phục chức trở lại vị trí Chủ tịch Samsung sau hai năm "về vườn".
Thảo Nguyên

Bình luận(0)