Tòa tháp cao nhất thế giới được đổi tên sau khi khánh thành, từ Burj Dubai thành Burj Khalifa (Burj trong tiếng Ả Rập có nghĩa là tháp). Nguyên nhân là do giá của các căn hộ tại đây quá đắt đỏ khiến công trình lâm vào tình trạng ế ẩm. Dubai buộc phải tìm đến Tiểu vương Abu Dhabi là Khalifa bin Zayed al Nahyan nhờ giúp đỡ và thành viên hoàng tộc này đã bỏ ra hàng tỷ USD để hỗ trợ công trình. Tòa tháp sau đó được lấy tên của vị Tiểu vương này.
Không thể không nhắc đến những con số cực kỳ ấn tượng, được cho là bí mật của tòa tháp cao nhất thế giới. Công trình đã mất tới 5 năm để hoàn thành với lượng nhân công khoảng 12.000 người. Tốc độ xây dựng của Burj Khalifa nhanh đến mức có những thời điểm, cứ sau 3 ngày là một tầng mới lại được xây xong.
Chiều cao khủng khiếp của Burj Khalifa khiến cuộc sống của những người ở tầng cao nhất và thấp nhất khác biệt rất lớn. Nhiệt độ chênh lệch từ 5-10 độ C, thời gian đón mặt trời mọc và lặn cách nhau cả tiếng đồng hồ... Thậm chí, vào những ngày trời mây mù, những người làm việc tại các tầng cao nhất không thể nhìn thấy thành phố dưới chân họ.
Với chiều cao 828 m, Burj Khalifa phá vỡ hàng loạt các kỷ lục sau khi được khánh thành, ví dụ như tòa nhà đứng tự do cao nhất, tòa nhà có tháp ăng-ten cao nhất, tòa nhà có đỉnh ngọn tháp cao nhất, tòa nhà có khu căn hộ cao nhất...
Ngoài kỷ lục về chiều cao, tòa nhà chọc trời này còn nắm giữ nhiều thành tích ấn tượng khác như cấu trúc nhôm kính cao nhất, hộp đêm cao nhất, nhà hàng cao nhất, màn trình diễn pháo hoa cao nhất...
Tòa nhà này hiện cũng là một trong những công trình có tốc độ thang máy cao nhất thế giới, chiều cao đài quan sát và bể bơi đứng thứ hai thế giới...
Để chống lại cái nóng gay gắt ở sa mạc, tòa nhà sẽ được kích hoạt hệ thống làm lạnh với khoảng 10.000 tấn dung dịch làm mát lan tỏa khắp các tầng trong mỗi giờ. Lượng dung dịch này được cho là đủ để lấp đầy 20 bể bơi Olympic. Tòa nhà có hệ thống thang bộ gồm 2.909 bậc.
Ít ai biết Burj Khalifa nằm ở gần đường nứt của trái đất, tại vùng giáp gianh giữa sa mạc Rub al-Khali và vịnh Persi... Tháp Khalifa đã trở thành một công trình kiến trúc vĩ đại của Trung Đông nói riêng và toàn thế giới nói chung. Thiết kế của tòa nhà đã đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ về kỹ thuật cũng như công tác hậu cần.
Đài quan sát trên Burj Khalifa cũng đứng thứ hai thế giới, nằm trên tầng 124 với độ cao 454 mét.
Các phòng ở Burj Khalifa được thiết kế hết sức sang trọng và thuộc vào top đắt đỏ nhất thế giới. Khách sạn bên trong tòa tháp có tổng số 160 phòng hạng siêu sang, với đầy đủ các dịch vụ như nhà hàng, spa cao cấp, các câu lạc bộ riêng... 144 căn hộ cao cấp được bố trí từ tầng 9 đến tầng 16 đã được bán từ năm 2004, với giá dao động khoảng 40.000 euro/m2 (giá trung bình 1 m2 nhà tại Dubai là 2.783 USD). Ngoài ra, bên trong tòa tháp còn có khoảng hơn 5.000 văn phòng dành cho thuê.
Tòa tháp cao nhất thế giới được đổi tên sau khi khánh thành, từ Burj Dubai thành Burj Khalifa (Burj trong tiếng Ả Rập có nghĩa là tháp). Nguyên nhân là do giá của các căn hộ tại đây quá đắt đỏ khiến công trình lâm vào tình trạng ế ẩm. Dubai buộc phải tìm đến Tiểu vương Abu Dhabi là Khalifa bin Zayed al Nahyan nhờ giúp đỡ và thành viên hoàng tộc này đã bỏ ra hàng tỷ USD để hỗ trợ công trình. Tòa tháp sau đó được lấy tên của vị Tiểu vương này.
Không thể không nhắc đến những con số cực kỳ ấn tượng, được cho là bí mật của tòa tháp cao nhất thế giới. Công trình đã mất tới 5 năm để hoàn thành với lượng nhân công khoảng 12.000 người. Tốc độ xây dựng của Burj Khalifa nhanh đến mức có những thời điểm, cứ sau 3 ngày là một tầng mới lại được xây xong.
Chiều cao khủng khiếp của Burj Khalifa khiến cuộc sống của những người ở tầng cao nhất và thấp nhất khác biệt rất lớn. Nhiệt độ chênh lệch từ 5-10 độ C, thời gian đón mặt trời mọc và lặn cách nhau cả tiếng đồng hồ... Thậm chí, vào những ngày trời mây mù, những người làm việc tại các tầng cao nhất không thể nhìn thấy thành phố dưới chân họ.
Với chiều cao 828 m, Burj Khalifa phá vỡ hàng loạt các kỷ lục sau khi được khánh thành, ví dụ như tòa nhà đứng tự do cao nhất, tòa nhà có tháp ăng-ten cao nhất, tòa nhà có đỉnh ngọn tháp cao nhất, tòa nhà có khu căn hộ cao nhất...
Ngoài kỷ lục về chiều cao, tòa nhà chọc trời này còn nắm giữ nhiều thành tích ấn tượng khác như cấu trúc nhôm kính cao nhất, hộp đêm cao nhất, nhà hàng cao nhất, màn trình diễn pháo hoa cao nhất...
Tòa nhà này hiện cũng là một trong những công trình có tốc độ thang máy cao nhất thế giới, chiều cao đài quan sát và bể bơi đứng thứ hai thế giới...
Để chống lại cái nóng gay gắt ở sa mạc, tòa nhà sẽ được kích hoạt hệ thống làm lạnh với khoảng 10.000 tấn dung dịch làm mát lan tỏa khắp các tầng trong mỗi giờ. Lượng dung dịch này được cho là đủ để lấp đầy 20 bể bơi Olympic. Tòa nhà có hệ thống thang bộ gồm 2.909 bậc.
Ít ai biết Burj Khalifa nằm ở gần đường nứt của trái đất, tại vùng giáp gianh giữa sa mạc Rub al-Khali và vịnh Persi... Tháp Khalifa đã trở thành một công trình kiến trúc vĩ đại của Trung Đông nói riêng và toàn thế giới nói chung. Thiết kế của tòa nhà đã đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ về kỹ thuật cũng như công tác hậu cần.
Đài quan sát trên Burj Khalifa cũng đứng thứ hai thế giới, nằm trên tầng 124 với độ cao 454 mét.
Các phòng ở Burj Khalifa được thiết kế hết sức sang trọng và thuộc vào top đắt đỏ nhất thế giới. Khách sạn bên trong tòa tháp có tổng số 160 phòng hạng siêu sang, với đầy đủ các dịch vụ như nhà hàng, spa cao cấp, các câu lạc bộ riêng... 144 căn hộ cao cấp được bố trí từ tầng 9 đến tầng 16 đã được bán từ năm 2004, với giá dao động khoảng 40.000 euro/m2 (giá trung bình 1 m2 nhà tại Dubai là 2.783 USD). Ngoài ra, bên trong tòa tháp còn có khoảng hơn 5.000 văn phòng dành cho thuê.