Trong thời gian gần đây, nhiều đại gia ngoại đua nhau thâu tóm (mua lại cổ phần) một loạt các doanh nghiệp lớn của Việt Nam gây xôn xao dư luận. Cùng nhìn lại những thương hiệu Việt bị thâu tóm với mức tiền “khủng”. Ảnh minh họa.Một trong số những đại gia ngoại “nhòm nhó” nhiều nhất vào thị trường Việt Nam là các tập đoàn của Thái Lan. Từ đầu năm 2015 đến nay, tập đoàn bán lẻ Central Group đã thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm doanh nghiệp Việt. Điển hình, đầu năm 2015, Power Buy, trực thuộc Central Group, đã mua 49% cổ phần của Công ty CP Đầu tư Phát triển công nghệ và Giải pháp mới (NKT) (đơn vị sở hữu CTCP Thương mại Nguyễn Kim). Ảnh minh họa.Đối với ngành sản xuất bao bì, thông qua công ty con là TC Flexible Packaging Co., Ltd, Tập đoàn SCG của Thái Lan đã chi hơn 44 triệu USD để sở hữu 80% cổ phần của Công ty CP Bao bì Tín Thành, một trong 5 nhà sản xuất bao bì lớn nhất Việt Nam, với thương hiệu Batico, có hơn 20 năm hoạt động và thị phần rải đều cả nước lẫn xuất khẩu sang Úc, Mỹ, các quốc gia châu Á... Ảnh minh họa.Trước đó, SCG của Thái Lan đã là cổ đông lớn tại Công ty CP Nhựa Bình Minh thông qua công ty con là The Nawaplastic Industries Co., Ltd. Ảnh minh họa.Với mảng bánh kẹo, Kinh Đô đã bán 80% cổ phần choTập đoàn Mondelēz International (Mỹ) với giá 370 triệu USD. Thông tin này nhanh chóng gây xôn xao bởi bánh kẹo Kinh Đô trong 21 năm qua là một thương hiệu cực kỳ quen thuộc với người Việt. Hôm 15/7/2015 hãng bánh kẹo của Mỹ chính thức đổi tên doanh nghiệp bánh kẹo này thành Mondelēz Kinh Đô. Ảnh minh họa.Sau khi hoạt động được 20 năm, thương hiệu nước giải khát nổi tiếng Tribeco đã rơi vào tay Uni-President Việt Nam (công ty mẹ ở Đài Loan). Theo đó, /2012, Uni-President – đơn vị nắm 43,6% cổ phần của Tribeco – đã mua lại cổ phần trôi nổi của doanh nghiệp có mức lỗ luy kế trên 300 tỷ đồng với giá bèo. Ảnh minh họa.Với giá 20 triệu USD, thương hiệu Phở 24 đã thuộc quyền sở hữu của 2 ông chủ mới là Công ty Việt Thái Quốc Tế và Tập đoàn JolliBee từ cuối năm 2011. Ảnh minh họa.Việc bắt tay cùng các đại gia ngoại đến từ Hàn Quốc cũng trở thành xu hướng hợp tác của không ít doanh nghiệp Việt. Năm 2007, Lotte trở thành cổ đông lớn và tham gia hoạt động điều hành thương hiệu bánh kẹo Bibica (BBC) với tỷ lệ nắm giữ hơn 30%. Ảnh minh họa.Sau đó, Lotte liên tục nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu BBC của Lotte. Theo báo cáo quản trị 2013 của Bibica, hiện Lotte đang sở hữu 6.718 (tỷ lệ 43,56%). Đến tháng 9/2014, Lotte Confectionety.,Ltd mua vào 70.000 cổ phiếu BBC, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 6,8 triệu cổ phiếu, tương đương 44,03% vốn BBC. Ảnh minh họa.Lotte không phải cái tên duy nhất mà Bibica “bén duyên”. Để tránh nguy cơ bị Lotte thâu tóm hoàn toàn, Bibica đã chọn bắt tay với SSI. Hai bên hợp tác thông qua Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM). Thời gian đầu, SSI chiếm trên 35% cổ phần tại Bibica. Tháng 1/2015, SSI bán cổ phiếu BBC cho đối tác giấu tên, và không còn là đối trọng của Lotte tại BBC nữa. Với hơn 44% cổ phần, lượng nắm giữ vượt trội, Lotte có quyền tự quyết nhiều vấn đề tại BBC. Ảnh minh họa.Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan từng được coi là “ông lớn” trong ngành hàng kem đánh răng Việt. Tuy nhiên, năm 1994, chủ thương hiệu Dạ Lan, quyết định bán thương hiệu cho tập đoàn mẹ của thương hiệu kem đánh răng Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD. Ảnh minh họa.
Trong thời gian gần đây, nhiều đại gia ngoại đua nhau thâu tóm (mua lại cổ phần) một loạt các doanh nghiệp lớn của Việt Nam gây xôn xao dư luận. Cùng nhìn lại những thương hiệu Việt bị thâu tóm với mức tiền “khủng”. Ảnh minh họa.
Một trong số những đại gia ngoại “nhòm nhó” nhiều nhất vào thị trường Việt Nam là các tập đoàn của Thái Lan. Từ đầu năm 2015 đến nay, tập đoàn bán lẻ Central Group đã thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm doanh nghiệp Việt. Điển hình, đầu năm 2015, Power Buy, trực thuộc Central Group, đã mua 49% cổ phần của Công ty CP Đầu tư Phát triển công nghệ và Giải pháp mới (NKT) (đơn vị sở hữu CTCP Thương mại Nguyễn Kim). Ảnh minh họa.
Đối với ngành sản xuất bao bì, thông qua công ty con là TC Flexible Packaging Co., Ltd, Tập đoàn SCG của Thái Lan đã chi hơn 44 triệu USD để sở hữu 80% cổ phần của Công ty CP Bao bì Tín Thành, một trong 5 nhà sản xuất bao bì lớn nhất Việt Nam, với thương hiệu Batico, có hơn 20 năm hoạt động và thị phần rải đều cả nước lẫn xuất khẩu sang Úc, Mỹ, các quốc gia châu Á... Ảnh minh họa.
Trước đó, SCG của Thái Lan đã là cổ đông lớn tại Công ty CP Nhựa Bình Minh thông qua công ty con là The Nawaplastic Industries Co., Ltd. Ảnh minh họa.
Với mảng bánh kẹo, Kinh Đô đã bán 80% cổ phần choTập đoàn Mondelēz International (Mỹ) với giá 370 triệu USD. Thông tin này nhanh chóng gây xôn xao bởi bánh kẹo Kinh Đô trong 21 năm qua là một thương hiệu cực kỳ quen thuộc với người Việt. Hôm 15/7/2015 hãng bánh kẹo của Mỹ chính thức đổi tên doanh nghiệp bánh kẹo này thành Mondelēz Kinh Đô. Ảnh minh họa.
Sau khi hoạt động được 20 năm, thương hiệu nước giải khát nổi tiếng Tribeco đã rơi vào tay Uni-President Việt Nam (công ty mẹ ở Đài Loan). Theo đó, /2012, Uni-President – đơn vị nắm 43,6% cổ phần của Tribeco – đã mua lại cổ phần trôi nổi của doanh nghiệp có mức lỗ luy kế trên 300 tỷ đồng với giá bèo. Ảnh minh họa.
Với giá 20 triệu USD, thương hiệu Phở 24 đã thuộc quyền sở hữu của 2 ông chủ mới là Công ty Việt Thái Quốc Tế và Tập đoàn JolliBee từ cuối năm 2011. Ảnh minh họa.
Việc bắt tay cùng các đại gia ngoại đến từ Hàn Quốc cũng trở thành xu hướng hợp tác của không ít doanh nghiệp Việt. Năm 2007, Lotte trở thành cổ đông lớn và tham gia hoạt động điều hành thương hiệu bánh kẹo Bibica (BBC) với tỷ lệ nắm giữ hơn 30%. Ảnh minh họa.
Sau đó, Lotte liên tục nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu BBC của Lotte. Theo báo cáo quản trị 2013 của Bibica, hiện Lotte đang sở hữu 6.718 (tỷ lệ 43,56%). Đến tháng 9/2014, Lotte Confectionety.,Ltd mua vào 70.000 cổ phiếu BBC, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 6,8 triệu cổ phiếu, tương đương 44,03% vốn BBC. Ảnh minh họa.
Lotte không phải cái tên duy nhất mà Bibica “bén duyên”. Để tránh nguy cơ bị Lotte thâu tóm hoàn toàn, Bibica đã chọn bắt tay với SSI. Hai bên hợp tác thông qua Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM). Thời gian đầu, SSI chiếm trên 35% cổ phần tại Bibica. Tháng 1/2015, SSI bán cổ phiếu BBC cho đối tác giấu tên, và không còn là đối trọng của Lotte tại BBC nữa. Với hơn 44% cổ phần, lượng nắm giữ vượt trội, Lotte có quyền tự quyết nhiều vấn đề tại BBC. Ảnh minh họa.
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan từng được coi là “ông lớn” trong ngành hàng kem đánh răng Việt. Tuy nhiên, năm 1994, chủ thương hiệu Dạ Lan, quyết định bán thương hiệu cho tập đoàn mẹ của thương hiệu kem đánh răng Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD. Ảnh minh họa.