Bác sĩ, y tá: Cứ mỗi dịp Tết, khi mọi người được nghỉ thì đối với những người làm trong ngành y, đó lại là dịp vất vả nhất. Trong dịp Tết, số bệnh nhân nhập viện vẫn có, đặc biệt là số lượng ca cấp cứu tăng. Vì thế, bác sĩ, y tá túc trực cũng chóng mặt với công việc của bệnh viện.Phi công: Phi công từ lâu vốn được xem là một trong những nghề nghiệp hấp dẫn và lương cao. Bên cạnh những ưu ái họ được hưởng, các phi công cũng có thiệt thòi riêng như hiếm khi được sum vầy cùng gia đình vào những dịp lễ Tết.Tiếp viên hàng không: Cũng giống như phi công, các nghề tiếp viên hàng không cũng ít khi được đón Tết ở nhà. Jasmine Yeo, cựu tiếp viên hàng không, chia sẻ: “Làm việc trong cả những kỳ nghỉ lễ như Giáng sinh hay Tết Âm lịch là điều rất tệ. Tôi từng chứng kiến rất nhiều nữ tiếp viên ngồi khóc trong phòng khách sạn bởi không kịp về chung vui bữa tối cuối năm với gia đình hoặc lỡ đám cưới người bạn thân”.Công an cảnh sát: Vào dịp lễ Tết, các lực lượng công an cảnh sát cũng thường xuyên phải túc trực để giữ trật tự an toàn cho người dân yên bình đón năm mới. Vì vậy, họ ít khi được sum vầy trọn vẹn cùng gia đình những dịp này.Quân đội: Tương tự, lực lượng quân đội hay các chiến sĩ hải đảo cũng là những người thường xuyên phải đón tết xa gia đình.Công nhân dọn vệ sinh: Không được nghỉ Tết, thậm chí ngày Tết còn là giờ cao điểm của những công nhân dọn vệ sinh. Đón Tết ngoài đường đã quá quen với họ từ khi bắt đầu làm nghề. Sau giao thừa, rác lại phủ kín đường phố và lúc này công việc của họ mới thực sự bắt đầu.Bảo vệ: Một bộ phận không có Tết đó chính là những người bảo vệ. Ngày Tết mọi người vui chơi bên gia đình thì họ phải đi bảo vệ các công trình thi công đang dang dở, các nhà máy, doanh nghiệp... Những người bảo vệ ở các lễ hội trong dịp Tết còn đảm nhiệm công việc còn vất vả hơn nữa.Người giúp việc: Mỗi dịp tết Nguyên Đán, nhiều gia đình khá giả ở thành phố phải chấp nhận thuê người giúp việc với giá khá “chát”. Những người giúp việc ngày Tết được nhận khoản lương khá hậu hĩnh nhưng đổi lại, họ phải chấp nhận đón năm mới xa gia đình. Tuy tiền công được trả rất cao so với ngày thường nhưng công việc của họ vào những ngày này cũng rất vất vả.
Bác sĩ, y tá: Cứ mỗi dịp Tết, khi mọi người được nghỉ thì đối với những người làm trong ngành y, đó lại là dịp vất vả nhất. Trong dịp Tết, số bệnh nhân nhập viện vẫn có, đặc biệt là số lượng ca cấp cứu tăng. Vì thế, bác sĩ, y tá túc trực cũng chóng mặt với công việc của bệnh viện.
Phi công: Phi công từ lâu vốn được xem là một trong những nghề nghiệp hấp dẫn và lương cao. Bên cạnh những ưu ái họ được hưởng, các phi công cũng có thiệt thòi riêng như hiếm khi được sum vầy cùng gia đình vào những dịp lễ Tết.
Tiếp viên hàng không: Cũng giống như phi công, các nghề tiếp viên hàng không cũng ít khi được đón Tết ở nhà. Jasmine Yeo, cựu tiếp viên hàng không, chia sẻ: “Làm việc trong cả những kỳ nghỉ lễ như Giáng sinh hay Tết Âm lịch là điều rất tệ. Tôi từng chứng kiến rất nhiều nữ tiếp viên ngồi khóc trong phòng khách sạn bởi không kịp về chung vui bữa tối cuối năm với gia đình hoặc lỡ đám cưới người bạn thân”.
Công an cảnh sát: Vào dịp lễ Tết, các lực lượng công an cảnh sát cũng thường xuyên phải túc trực để giữ trật tự an toàn cho người dân yên bình đón năm mới. Vì vậy, họ ít khi được sum vầy trọn vẹn cùng gia đình những dịp này.
Quân đội: Tương tự, lực lượng quân đội hay các chiến sĩ hải đảo cũng là những người thường xuyên phải đón tết xa gia đình.
Công nhân dọn vệ sinh: Không được nghỉ Tết, thậm chí ngày Tết còn là giờ cao điểm của những công nhân dọn vệ sinh. Đón Tết ngoài đường đã quá quen với họ từ khi bắt đầu làm nghề. Sau giao thừa, rác lại phủ kín đường phố và lúc này công việc của họ mới thực sự bắt đầu.
Bảo vệ: Một bộ phận không có Tết đó chính là những người bảo vệ. Ngày Tết mọi người vui chơi bên gia đình thì họ phải đi bảo vệ các công trình thi công đang dang dở, các nhà máy, doanh nghiệp... Những người bảo vệ ở các lễ hội trong dịp Tết còn đảm nhiệm công việc còn vất vả hơn nữa.
Người giúp việc: Mỗi dịp tết Nguyên Đán, nhiều gia đình khá giả ở thành phố phải chấp nhận thuê người giúp việc với giá khá “chát”. Những người giúp việc ngày Tết được nhận khoản lương khá hậu hĩnh nhưng đổi lại, họ phải chấp nhận đón năm mới xa gia đình. Tuy tiền công được trả rất cao so với ngày thường nhưng công việc của họ vào những ngày này cũng rất vất vả.