Báo Tiền Phong có đưa tin, báo cáo với Quốc hội về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Chính phủ cho biết, 19 Tập đoàn (TĐ), Tổng Công ty (TCT) còn lỗ lũy kế là 24.451 tỷ đồng, trong đó Vinalines thua lỗ đến 20.687 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ Vinalines có mức lỗ lũy kế là 388 tỷ đồng.Liên quan đến con số lỗ lũy kế lên đến trên 20 tỷ đồng của Vinalines, ông Trần Xuân Hải, Trưởng ban Truyền thông Vinalines, cho biết: Phần lớn khoản lỗ lũy kế qua các năm của Vinalines được chuyển qua từ các doanh nghiệp (DN) của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin). Theo đó, các khoản lỗ này lên đến khoảng 13.000-14.000 tỷ đồng.Trên báo Pháp luật TP HCM, đại diện Vinalines cho hay hiện ba công ty trực thuộc tiếp nhận từ Vinashin đang chuẩn bị cho phá sản gồm: Tổng Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương (Vinashinlines), Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon), Công ty TNHH MTV cảng Năm Căn (Cà Mau). Sau khi phá sản 3 doanh nghiệp này, khoản lỗ sẽ giảm.Trước đó, báo VOV có đưa tin, liên tiếp trong 2 năm 2012 và 2013, công ty mẹ Vinalines cũng lỗ nặng, ở mức lỗ lần lượt là 1.348 tỷ và 3.122 tỷ đồng.Doanh thu năm 2013 giảm 1/3 so với năm 2012, từ 3.341 tỷ xuống 2.216 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty đến cuối năm 2013 là 17.845 tỷ đồng, trong đó nợ phải trợ là 12.819 tỷ đồng, chiếm 73%.Khi hợp nhất kết quả kinh doanh của các công ty con, mức lỗ của công ty mẹ Vinalines sẽ còn cao hơn rất nhiều. Trong giai đoạn 2012 - 2013, các công ty con của Vinalines lỗ lớn có thể kể đến như CTCP Vận tải Biển Bắc - Nosco (NOS), lỗ 2.000 tỷ đồng, Vosco (VOS) lỗ 223 tỷ đồng, Vitranschart (VST) lỗ 350 tỷ...Ngoài nguyên nhân các công ty con nợ còn do nhiều dự án chậm tiến độ, công nợ lớn, số nợ lớn hơn nhiều so với vốn điều lệ.Liên tiếp các năm từ 2009 - 2011, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng rơi vào tình trạng thua lỗ tương tự. Năm 2009, khi chưa nhận các đơn vị của Vinashin, Vinalines lỗ trên 400 tỷ đồng.Cuối năm 2010, Vinlalines lỗ trên 1.200 tỷ đồng, tỉ lệ nợ bằng 4,27 lần vốn điều lệ, hiệu quả kinh doanh giảm dần do tăng chi phí về lãi vay, chi phí quản lý và khối lượng lớn vốn đầu tư hiệu quả thấp.Năm 2011, "đại gia" này cũng báo cáo lỗ hơn 2.600 tỷ đồng. Số nợ của Vinalines đến 4 tháng đầu năm 2012 lớn hơn nhiều lần vốn điều lệ, khối lượng lớn vốn đầu tư hiệu quả thấp.
Báo Tiền Phong có đưa tin, báo cáo với Quốc hội về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Chính phủ cho biết, 19 Tập đoàn (TĐ), Tổng Công ty (TCT) còn lỗ lũy kế là 24.451 tỷ đồng, trong đó Vinalines thua lỗ đến 20.687 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ Vinalines có mức lỗ lũy kế là 388 tỷ đồng.
Liên quan đến con số lỗ lũy kế lên đến trên 20 tỷ đồng của Vinalines, ông Trần Xuân Hải, Trưởng ban Truyền thông Vinalines, cho biết: Phần lớn khoản lỗ lũy kế qua các năm của Vinalines được chuyển qua từ các doanh nghiệp (DN) của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin). Theo đó, các khoản lỗ này lên đến khoảng 13.000-14.000 tỷ đồng.
Trên báo Pháp luật TP HCM, đại diện Vinalines cho hay hiện ba công ty trực thuộc tiếp nhận từ Vinashin đang chuẩn bị cho phá sản gồm: Tổng Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương (Vinashinlines), Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon), Công ty TNHH MTV cảng Năm Căn (Cà Mau). Sau khi phá sản 3 doanh nghiệp này, khoản lỗ sẽ giảm.
Trước đó, báo VOV có đưa tin, liên tiếp trong 2 năm 2012 và 2013, công ty mẹ Vinalines cũng lỗ nặng, ở mức lỗ lần lượt là 1.348 tỷ và 3.122 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2013 giảm 1/3 so với năm 2012, từ 3.341 tỷ xuống 2.216 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty đến cuối năm 2013 là 17.845 tỷ đồng, trong đó nợ phải trợ là 12.819 tỷ đồng, chiếm 73%.
Khi hợp nhất kết quả kinh doanh của các công ty con, mức lỗ của công ty mẹ Vinalines sẽ còn cao hơn rất nhiều. Trong giai đoạn 2012 - 2013, các công ty con của Vinalines lỗ lớn có thể kể đến như CTCP Vận tải Biển Bắc - Nosco (NOS), lỗ 2.000 tỷ đồng, Vosco (VOS) lỗ 223 tỷ đồng, Vitranschart (VST) lỗ 350 tỷ...
Ngoài nguyên nhân các công ty con nợ còn do nhiều dự án chậm tiến độ, công nợ lớn, số nợ lớn hơn nhiều so với vốn điều lệ.
Liên tiếp các năm từ 2009 - 2011, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng rơi vào tình trạng thua lỗ tương tự. Năm 2009, khi chưa nhận các đơn vị của Vinashin, Vinalines lỗ trên 400 tỷ đồng.
Cuối năm 2010, Vinlalines lỗ trên 1.200 tỷ đồng, tỉ lệ nợ bằng 4,27 lần vốn điều lệ, hiệu quả kinh doanh giảm dần do tăng chi phí về lãi vay, chi phí quản lý và khối lượng lớn vốn đầu tư hiệu quả thấp.
Năm 2011, "đại gia" này cũng báo cáo lỗ hơn 2.600 tỷ đồng. Số nợ của Vinalines đến 4 tháng đầu năm 2012 lớn hơn nhiều lần vốn điều lệ, khối lượng lớn vốn đầu tư hiệu quả thấp.