Trong khuôn khổ triển lãm "Gốm Nam Bộ và cổ vật trong các sưu tập tư nhân" diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, hàng trăm cổ vật quý hiếm, tác phẩm gốm có từ các thế kỷ 16, 17 đến thế kỷ 20 được giới thiệu. Gây ấn tượng mạnh cho người xem là lư hương men nhiều màu thời Triều Mạc - Lê Trung Hưng (thế kỷ 16, 17) của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa (Hà Nội).Thạp gốm hoa nâu từ Triều Lý (thế kỷ 12) do nhà sưu tập Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội) mang đến triển lãm.Các cổ vật mang đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện tinh thần và đời sống người Việt thời xưa. Trong hình là tượng hầu nữ sơn son thếp vàng từ thế kỷ 19 của nhà sưu tập Lê Đức Thịnh.Những đài sen, ấm men nâu... đều được trang trí những họa tiết tinh xảo, đẹp mắt.Bên cạnh những cổ vật quý hiếm, triển lãm còn mang tới cho người xem những mẫu gốm Nam bộ với hoa văn tinh xảo.Trong hình là trụ rồng thuộc dòng gốm Cây Mai nổi tiếng, men nhiều màu đẹp mắt...Tượng đầu tượng Phật Quan Âm thuộc dòng gốm Biên Hòa, khoảng giữa thế kỷ 20 là một trong những tác phẩm ấn tượng do nhà sưu tập Mai Phước Lâm (TP HCM) mang đến triển lãm.Hiện vật đều được chọn lọc đặc biệt của các lò gốm cổ Nam Bộ như: gốm Cây Mai, gốm Biên Hòa, gốm Thành Lễ, gốm Lái Thiêu...Chiếc chóe men trắng vẽ lam tích Hai Bà Trưng.Bộ chân nến với các hoạt tiết cầu kỳ, đẹp mắt. Bác Hoàng Minh Thái (nhà ở khu Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Đến xem triển lãm khá ấn tượng với dòng gốm Cây Mai, kỹ thuật phủ mem của các nghệ nhân vô cùng khéo léo".Họa tiết trên đồ gốm đều kể những câu chuyện về cuộc sống, con người... mang đậm dấu ấn lịch sử. Trong hình là bình gốm với hình ảnh "Tích tòng quân" được chế tác tinh tế.Gối men trắng vẽ lam của dòng gốm Lái Thiêu đặc trưng của Nam Bộ.Rất nhiều du khách trong và nước ngoài chăm chú xem các tác phẩm gốm đặc sắc, chọn lọc của nhiều dòng gốm đặc trưng của Nam Bộ.Một tác phẩm vô giá được trưng bày tại triển lãm.
Trong khuôn khổ triển lãm "Gốm Nam Bộ và cổ vật trong các sưu tập tư nhân" diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội, hàng trăm cổ vật quý hiếm, tác phẩm gốm có từ các thế kỷ 16, 17 đến thế kỷ 20 được giới thiệu. Gây ấn tượng mạnh cho người xem là lư hương men nhiều màu thời Triều Mạc - Lê Trung Hưng (thế kỷ 16, 17) của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa (Hà Nội).
Thạp gốm hoa nâu từ Triều Lý (thế kỷ 12) do nhà sưu tập Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội) mang đến triển lãm.
Các cổ vật mang đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện tinh thần và đời sống người Việt thời xưa. Trong hình là tượng hầu nữ sơn son thếp vàng từ thế kỷ 19 của nhà sưu tập Lê Đức Thịnh.
Những đài sen, ấm men nâu... đều được trang trí những họa tiết tinh xảo, đẹp mắt.
Bên cạnh những cổ vật quý hiếm, triển lãm còn mang tới cho người xem những mẫu gốm Nam bộ với hoa văn tinh xảo.
Trong hình là trụ rồng thuộc dòng gốm Cây Mai nổi tiếng, men nhiều màu đẹp mắt...
Tượng đầu tượng Phật Quan Âm thuộc dòng gốm Biên Hòa, khoảng giữa thế kỷ 20 là một trong những tác phẩm ấn tượng do nhà sưu tập Mai Phước Lâm (TP HCM) mang đến triển lãm.
Hiện vật đều được chọn lọc đặc biệt của các lò gốm cổ Nam Bộ như: gốm Cây Mai, gốm Biên Hòa, gốm Thành Lễ, gốm Lái Thiêu...
Chiếc chóe men trắng vẽ lam tích Hai Bà Trưng.
Bộ chân nến với các hoạt tiết cầu kỳ, đẹp mắt. Bác Hoàng Minh Thái (nhà ở khu Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Đến xem triển lãm khá ấn tượng với dòng gốm Cây Mai, kỹ thuật phủ mem của các nghệ nhân vô cùng khéo léo".
Họa tiết trên đồ gốm đều kể những câu chuyện về cuộc sống, con người... mang đậm dấu ấn lịch sử. Trong hình là bình gốm với hình ảnh "Tích tòng quân" được chế tác tinh tế.
Gối men trắng vẽ lam của dòng gốm Lái Thiêu đặc trưng của Nam Bộ.
Rất nhiều du khách trong và nước ngoài chăm chú xem các tác phẩm gốm đặc sắc, chọn lọc của nhiều dòng gốm đặc trưng của Nam Bộ.
Một tác phẩm vô giá được trưng bày tại triển lãm.