Bên trong những căn nhà hoành tráng một thời của giới đại gia giàu có, nhiều người có thể bắt gặp những cổ vật quý hiếm. Cuối thế kỷ 19, dòng họ Dương ở Bình Thủy (Cần Thơ) đã bỏ ra 4 ngàn đồng bạc trắng (tiền Đông Dương) để mua cặp ngà voi "độc nhất vô nhị".Một chiếc dài 1,9 mét, chiếc còn lại dài 2,2 mét, đây là cặp ngà voi dài nhất Việt Nam. Khi biết cựu phú họ Dương mua được cặp ngà voi "khủng", công tử Bạc Liêu từng cho người lên Cần Thơ đánh tiếng hỏi mua lại với giá gấp đôi nhưng không được. Trong hình là ông Dương Minh Hiển (hậu duệ đời sau của dòng họ) bên cặp ngà voi, hiện được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử TP HCM.Giữa hàng trăm món cổ vật giá trị, chiếc chén “Khổng Tử” được gia tộc họ Lê - chủ nhà Tấn Ký ở Hội An (Quảng Ngãi) sưu tập từ hơn 200 năm trước lại có điểm độc đáo riêng. Nhờ thiết kế đặc biệt, chiếc chén này không bao giờ có thể rót đầy tràn nước lên miệng chén.Chiếc chén nhỏ được gọi là chén “tám phần” hay chén không đầy. Nước chỉ được rót đến khoảng 8 phần chén, ngập khoảng đến cổ ông tiên (giữa chén), nhưng chỉ cần rót thêm 1 lượng nhỏ quá giới hạn này, tất cả nước sẽ tự động chảy hết nhờ 1 lỗ nhỏ dưới đáy chén.Từng được một chuyên gia người Nhật Bản nhận định niên đại, chiếc chén “Khổng Tử” đã có từ 550-600 năm về trước. Không ít chuyên gia đồ cổ nhận định, chiếc chén thuộc hàng xưa nay hiếm có, nên giá trị có thể lên tới cả tỷ đồng.Ông Lê Dũng - hậu duệ của dòng họ Lê cho biết, nhiều đồ dùng trong nhà thuộc hàng thượng hạng, được ông tổ kỳ công sưu tập qua những lần giao thương với dân buôn bán ở nhiều nước. Đặc biệt nhất là chiếc tô và bình hoa bằng ngọc. Trong đó, chiếc bình hoa bằng ngọc có thể giữ cho hoa cắm tươi lâu từ 10 - 15 ngày. Ảnh: minh họa.Còn chiếc tô ngọc mỗi khi rót nước vào thì nước trong tô nổi sóng lăn tăn đẹp mắt. Hiện nay, chiếc tô và bình ngọc đã thất lạc, khiến không ít người tiếc nuối. Ảnh: minh họa.
Bên trong những căn nhà hoành tráng một thời của giới đại gia giàu có, nhiều người có thể bắt gặp những cổ vật quý hiếm. Cuối thế kỷ 19, dòng họ Dương ở Bình Thủy (Cần Thơ) đã bỏ ra 4 ngàn đồng bạc trắng (tiền Đông Dương) để mua cặp ngà voi "độc nhất vô nhị".
Một chiếc dài 1,9 mét, chiếc còn lại dài 2,2 mét, đây là cặp ngà voi dài nhất Việt Nam. Khi biết cựu phú họ Dương mua được cặp ngà voi "khủng", công tử Bạc Liêu từng cho người lên Cần Thơ đánh tiếng hỏi mua lại với giá gấp đôi nhưng không được. Trong hình là ông Dương Minh Hiển (hậu duệ đời sau của dòng họ) bên cặp ngà voi, hiện được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Giữa hàng trăm món cổ vật giá trị, chiếc chén “Khổng Tử” được gia tộc họ Lê - chủ nhà Tấn Ký ở Hội An (Quảng Ngãi) sưu tập từ hơn 200 năm trước lại có điểm độc đáo riêng. Nhờ thiết kế đặc biệt, chiếc chén này không bao giờ có thể rót đầy tràn nước lên miệng chén.
Chiếc chén nhỏ được gọi là chén “tám phần” hay chén không đầy. Nước chỉ được rót đến khoảng 8 phần chén, ngập khoảng đến cổ ông tiên (giữa chén), nhưng chỉ cần rót thêm 1 lượng nhỏ quá giới hạn này, tất cả nước sẽ tự động chảy hết nhờ 1 lỗ nhỏ dưới đáy chén.
Từng được một chuyên gia người Nhật Bản nhận định niên đại, chiếc chén “Khổng Tử” đã có từ 550-600 năm về trước. Không ít chuyên gia đồ cổ nhận định, chiếc chén thuộc hàng xưa nay hiếm có, nên giá trị có thể lên tới cả tỷ đồng.
Ông Lê Dũng - hậu duệ của dòng họ Lê cho biết, nhiều đồ dùng trong nhà thuộc hàng thượng hạng, được ông tổ kỳ công sưu tập qua những lần giao thương với dân buôn bán ở nhiều nước. Đặc biệt nhất là chiếc tô và bình hoa bằng ngọc. Trong đó, chiếc bình hoa bằng ngọc có thể giữ cho hoa cắm tươi lâu từ 10 - 15 ngày. Ảnh: minh họa.
Còn chiếc tô ngọc mỗi khi rót nước vào thì nước trong tô nổi sóng lăn tăn đẹp mắt. Hiện nay, chiếc tô và bình ngọc đã thất lạc, khiến không ít người tiếc nuối. Ảnh: minh họa.