Luật sư về hàng không dân dụng Steve Marks gọi vụ mất tích máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines là "thất bại thảm họa" và cảnh báo hãng hàng không này sẽ chịu tất cả các khoản bồi thường đối với người các gia đình có người thân có mặt trên chuyến bay này. Ngoài ra, công ty bảo hiểm ký kết với hãng Malaysia Airlines cũng phải có trách nhiệm trong sự cố này.
Theo một số chuyên gia hàng không, khi xảy ra tai nạn hàng không và có gây ra chết người, mức bồi thường thiệt hại là không có giới hạn. Tuy nhiên, trường hợp Hãng hàng không chứng minh được rằng sự cố gây tai nạn chết người không phải do lỗi của họ gây ra thì hãng đó có quyền xin bồi thường cho thân quyến người chết ở mức thấp nhất. Đồng thời, khi có sự cố chết người xảy ra, hãng hàng không có nghĩa vụ ngay lập tức chi trả một khoản tiền tạm ứng cho các nhu cầu vật chất tức thời khoảng 17 nghìn euro (khoảng 497 triệu đồng).
Mối quan tâm lớn nhất của ông Steve Marks bây giờ là máy bay gặp sự cố kỹ thuật hay khủng bố. Sau khi nhận được thông tin của hải quân nhân dân Việt Nam phát hiện ra vết dầu loang lớn, các tàu cứu hộ và máy bay đã có mặt tại hiện trường nhưng chưa tìm được bằng chứng của các mảnh vụn máy bay trên bề mặt.
Ông Steve Marks đã bảo vệ quyền lợi của
gia đình nạn nhân trong gần 100 vụ tai nạn máy bay, bao gồm cả một số trong những thảm họa hàng không dân dụng lớn trong hai mươi năm qua. Qua nhiều năm, sau khi chuyên điều tra nguyên nhân thảm họa máy bay, ông đã phát triển quan điểm cho rằng để xác định thủ phạm và được bồi thường công bằng cho người bị nạn cần phải xác định rõ nguyên nhân vụ việc và xét mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Việc có những thông tin nghi vấn về 2 vị khách bí ẩn sử dụng hộ chiếu giả lên máy bay khiến giả thiết nghiêng về khả năng khủng bố.
|
Ông Steve Marks, luật sư hàng đầu về hàng không dân dụng. |
Ông Steve Marks chia sẻ thêm với phóng viên Veja.com:
- Đâu là trường hợp khó khăn nhất trong sự nghiệp luật sư hàng không dân dụng của ông?
- Trường hợp khó khăn nhất là vụ tai nạn máy bay năm 1997 của hãng SilkAir khí chiếc Boeing 737 bay từ Jakarta, Indonesia đến Singapore gặp tai nạn khiến 104 người trên chuyến bay tử vong. Chúng tôi đại diện cho 33 gia đình nạn nhân, thu về 43,6 triệu USD tiền bồi thường.
- Thảm họa lần này có gì giống so với vụ tai nạn Air France 447?
- Cả hai thảm họa đều là số ít các vụ tai nạn không tìm được thông tin hộp đen.
- Các gói đền bù các gia đình nạn nhân nhận được có giống nhau không?
- Mỗi trường hợp có cách đền bù khác nhau. Một người phụ nữ mất chồng và không có con sẽ khác với 1 người đàn ông trung niên đã có gia đình đầy đủ. Tại hầu hết các nước, pháp luật yêu cầu phải đền bù đủ để gia đình nạn nhân trang trải cuộc sống cũng như hỗ trợ thêm để bù đắp nỗi đau. Đó là tính toán của khối tài chính. Tuy tiền bạc không thay thế mạng sống con người được hoàn hảo nhưng cần có người chịu trách nhiệm cho những sự cố như trên.