Ông Trần Hữu Huệ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, An Giang), đến với thú chơi tem từ năm học lớp 6. Lúc đó, tình cờ thấy nhóm bạn chơi tem trong giờ giải lao, những họa tiết in trên từng con tem khiến cậu học trò vùng núi Thoại tò mò, muốn tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc liên quan. "Ngày nào cũng vậy, trên đường đến trường tôi ghé ủy ban xã để nhìn vào sọt rác tìm bì thư có dán tem. Có hôm, tôi với người bạn đến sọt rác cùng lúc, nhưng chỉ thấy một con tem nên hai bên tranh giành dữ dội. Chơi tem riết rồi đam mê, tôi nhịn ăn sáng để dành tiền mua tem", nông dân 65 tuổi chia sẻ. Ngoài sọt rác các cơ quan và thư viện trường, ông Huệ còn "canh" các hòm thư cá nhân ở bưu điện huyện vào những ngày nghỉ học. Mỗi khi thấy người đến lấy thư, xé xem nội dung thì ông Huệ tiếp cận để kịp xin bì thư có con tem "chết". Đến lúc lập gia đình, nông dân này vẫn "tay cày, tay tem". Sau mỗi mùa thu hoạch lúa, ông bàn với vợ bán 10 giạ thóc lấy tiền đón xe đò lên TP HCM mua tem mang về quê.Trong bộ sưu tập tem 80 trang với chủ đề Lịch sử ngành Bưu điện Việt Nam 1954-1961, mà lão nông đoạt huy chương bạc tại triển lãm tem châu Á tổ chức ở Thái Lan, có những con tem rất quý. Quý nhất là tem sự vụ in hình Hồ Chủ tịch, nhiều người hỏi mua giá 3.000 USD, nhưng chủ nhân chưa đồng ý bán.Những con tem quý khác, có giá 600-2.000 USD liên quan đến cải cách ruộng đất, triển lãm tiểu thủ công nghiệp năm 1958. Thư này từ Ủy ban hành chính Khu tự trị Thái - Mèo gửi Thủ tướng phủ. Nhật ấn Bưu điện Thuận Châu (một trong 16 châu của khu tự trị) đóng ngày 13/9/1958, gửi 6 ngày sau tới Hà Nội."Bộ tem nữ Anh hùng Mạc Thị Bưởi gồm 4 con, cũng rất quý. Giá trị của nó là sau khi in, kho chứa tem bị máy bay Pháp bắn cháy nên không còn nhiều.Theo ông Huệ, những con tem còn dính vào bì thư mang theo giá trị lịch sử rất lớn vì thể hiện được hoàn cảnh lịch sử. Hiện, ông Huệ có bì thư từ Thủ tướng phủ gửi cho Ủy ban hành chính Khu Tả Ngạn vào năm 1958. Thực hiện chủ trương tiết kiệm, Ủy ban hành chính Khu Tả Ngạn đã lộn ngược bì thư làm chiếc bì mới gửi về Viện Huân chương của Thủ tướng phủ. Ngoài bì thư còn có dấu tuyên truyền "Quyết thanh toán nạn mù chữ trong năm".Ngoài ra, ông Huệ còn sở hữu bì thư của Khu Hồng Quảng gửi Thủ tướng phủ, được xếp bằng giấy báo. Chỗ ghi địa chỉ đi và đến được tận dụng từ phần trắng phía sau một công văn."Đây là những bì thư quý, nên thường bị làm giả. Người chơi tem chuyên nghiệp phải xem lại các bài báo liên quan được in trên bì thư, nếu nội dung không cùng thời điểm xếp phong bì, thì giới chơi tem chuyên nghiệp phát hiện ra là giả", ông Huệ nói. Trong hàng trăm nghìn tem sưu tầm được, nông dân 65 tuổi có nhiều tem quý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đó là hai bộ tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII - XVIII" với "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" do họa sĩ Trần Lương thiết kế, in 2 màu vào đầu năm 1988, tại Xí nghiệp in tem Bưu Điện.Trong đó, tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII - XVIII", có mệnh giá 10 đồng, in hình chiếc thuyền buồm căng gió biển và người lính "Đội Hoàng Sa" lực lưỡng, tay cầm chèo, tay cầm tù và bằng ốc biển. Trên tem còn in tên phủ Thuận Hóa cùng lịch hoạt động của Đội Hoàng Sa.Đội Hoàng Sa bắt đầu đi từ tháng 3 âm lịch......đến tháng 8 mới về.Còn tem "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" mệnh giá 100 đồng, in hình bản đồ Việt Nam gắn liền với các vùng biển đảo.1/4 thân tem in cận cảnh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng dòng chữ Đại Nam nhất thống toàn đồ. Theo ông Huệ, qua tra cứu từ điển danh mục Tem bưu chính Việt Nam từ năm 1945 đến 2005, ông ghi nhận cả hai bộ tem trên được in 100 con/tờ, nhưng số lượng tờ đã in thì chưa có tài liệu nào ghi. Ngoài hàng chục con tem có nhật ấn bưu điện được dán trên bì thư thực gửi, nông dân này còn sở hữu 30 con tem "sống" chia đều cho 2 mẫu."Khoảng 20 năm nay giá trị con tem được nâng lên khi còn dính với chiếc bì thư. Để sở hữu những bì thư thực gửi trong và ngoài nước, tôi tốn rất nhiều công sức, thời gian tìm kiếm và thuyết phục, trao đổi với chủ nhân bằng các con tem quý khác hoặc món đồ giá trị", ông Huệ chia sẻ.
Ông Trần Hữu Huệ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, An Giang), đến với thú chơi tem từ năm học lớp 6. Lúc đó, tình cờ thấy nhóm bạn chơi tem trong giờ giải lao, những họa tiết in trên từng con tem khiến cậu học trò vùng núi Thoại tò mò, muốn tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc liên quan. "Ngày nào cũng vậy, trên đường đến trường tôi ghé ủy ban xã để nhìn vào sọt rác tìm bì thư có dán tem. Có hôm, tôi với người bạn đến sọt rác cùng lúc, nhưng chỉ thấy một con tem nên hai bên tranh giành dữ dội. Chơi tem riết rồi đam mê, tôi nhịn ăn sáng để dành tiền mua tem", nông dân 65 tuổi chia sẻ.
Ngoài sọt rác các cơ quan và thư viện trường, ông Huệ còn "canh" các hòm thư cá nhân ở bưu điện huyện vào những ngày nghỉ học. Mỗi khi thấy người đến lấy thư, xé xem nội dung thì ông Huệ tiếp cận để kịp xin bì thư có con tem "chết". Đến lúc lập gia đình, nông dân này vẫn "tay cày, tay tem". Sau mỗi mùa thu hoạch lúa, ông bàn với vợ bán 10 giạ thóc lấy tiền đón xe đò lên TP HCM mua tem mang về quê.
Trong bộ sưu tập tem 80 trang với chủ đề Lịch sử ngành Bưu điện Việt Nam 1954-1961, mà lão nông đoạt huy chương bạc tại triển lãm tem châu Á tổ chức ở Thái Lan, có những con tem rất quý. Quý nhất là tem sự vụ in hình Hồ Chủ tịch, nhiều người hỏi mua giá 3.000 USD, nhưng chủ nhân chưa đồng ý bán.
Những con tem quý khác, có giá 600-2.000 USD liên quan đến cải cách ruộng đất, triển lãm tiểu thủ công nghiệp năm 1958. Thư này từ Ủy ban hành chính Khu tự trị Thái - Mèo gửi Thủ tướng phủ. Nhật ấn Bưu điện Thuận Châu (một trong 16 châu của khu tự trị) đóng ngày 13/9/1958, gửi 6 ngày sau tới Hà Nội.
"Bộ tem nữ Anh hùng Mạc Thị Bưởi gồm 4 con, cũng rất quý. Giá trị của nó là sau khi in, kho chứa tem bị máy bay Pháp bắn cháy nên không còn nhiều.
Theo ông Huệ, những con tem còn dính vào bì thư mang theo giá trị lịch sử rất lớn vì thể hiện được hoàn cảnh lịch sử. Hiện, ông Huệ có bì thư từ Thủ tướng phủ gửi cho Ủy ban hành chính Khu Tả Ngạn vào năm 1958. Thực hiện chủ trương tiết kiệm, Ủy ban hành chính Khu Tả Ngạn đã lộn ngược bì thư làm chiếc bì mới gửi về Viện Huân chương của Thủ tướng phủ. Ngoài bì thư còn có dấu tuyên truyền "Quyết thanh toán nạn mù chữ trong năm".
Ngoài ra, ông Huệ còn sở hữu bì thư của Khu Hồng Quảng gửi Thủ tướng phủ, được xếp bằng giấy báo. Chỗ ghi địa chỉ đi và đến được tận dụng từ phần trắng phía sau một công văn.
"Đây là những bì thư quý, nên thường bị làm giả. Người chơi tem chuyên nghiệp phải xem lại các bài báo liên quan được in trên bì thư, nếu nội dung không cùng thời điểm xếp phong bì, thì giới chơi tem chuyên nghiệp phát hiện ra là giả", ông Huệ nói.
Trong hàng trăm nghìn tem sưu tầm được, nông dân 65 tuổi có nhiều tem quý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đó là hai bộ tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII - XVIII" với "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" do họa sĩ Trần Lương thiết kế, in 2 màu vào đầu năm 1988, tại Xí nghiệp in tem Bưu Điện.
Trong đó, tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII - XVIII", có mệnh giá 10 đồng, in hình chiếc thuyền buồm căng gió biển và người lính "Đội Hoàng Sa" lực lưỡng, tay cầm chèo, tay cầm tù và bằng ốc biển. Trên tem còn in tên phủ Thuận Hóa cùng lịch hoạt động của Đội Hoàng Sa.
Đội Hoàng Sa bắt đầu đi từ tháng 3 âm lịch...
...đến tháng 8 mới về.
Còn tem "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" mệnh giá 100 đồng, in hình bản đồ Việt Nam gắn liền với các vùng biển đảo.
1/4 thân tem in cận cảnh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng dòng chữ Đại Nam nhất thống toàn đồ. Theo ông Huệ, qua tra cứu từ điển danh mục Tem bưu chính Việt Nam từ năm 1945 đến 2005, ông ghi nhận cả hai bộ tem trên được in 100 con/tờ, nhưng số lượng tờ đã in thì chưa có tài liệu nào ghi. Ngoài hàng chục con tem có nhật ấn bưu điện được dán trên bì thư thực gửi, nông dân này còn sở hữu 30 con tem "sống" chia đều cho 2 mẫu.
"Khoảng 20 năm nay giá trị con tem được nâng lên khi còn dính với chiếc bì thư. Để sở hữu những bì thư thực gửi trong và ngoài nước, tôi tốn rất nhiều công sức, thời gian tìm kiếm và thuyết phục, trao đổi với chủ nhân bằng các con tem quý khác hoặc món đồ giá trị", ông Huệ chia sẻ.