Trong số này, hầu hết là cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, rất ít cá nhân người nước ngoài mua được nhà tại Việt Nam.
Năm 2008, sau rất nhiều tranh luận, cuối cùng chủ trương cho phép tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được chính thức hóa.
|
Phía trước tòa tháp Keangnam tại Hà Nội. |
Theo báo cáo cập nhật của Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến trước Tết âm lịch vừa qua, mới chỉ có 296 trường hợp cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam theo đường “chính ngạch”, nghĩa là có sự đăng ký và chấp thuận chính thức từ các cơ quan quản lý.
Đáng chú ý là trong số này, hầu hết là cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, rất ít cá nhân người nước ngoài mua được nhà tại Việt Nam.
Năm 2008, sau rất nhiều tranh luận, cuối cùng chủ trương cho phép tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được chính thức hóa.
Với việc ban hành Nghị quyết 19/2008/QH12, Quốc hội lần đầu tiên chính thức cho phép việc này, và sau đó không lâu, Chính phủ đã có Nghị định số 51/2009/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện.
Thời điểm đó, nhiều người tin rằng chủ trương này sẽ tạo ra bước ngoặt đáng kể cho thị trường bất động sản, thậm chí cho rằng chủ trương này sẽ “tạo sóng” cho thị trường. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, tình hình thực tế lại khá trầm lắng.
Mới đây, khi tham gia rà soát Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản, một số chuyên gia đã lên tiếng về việc các quy định hiện hành trong vấn đề này là quá chặt chẽ, chẳng hạn như việc tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu căn hộ chung cư mà không được sở hữu nhà riêng lẻ.
Theo Anh Minh
Báo SGTT