Nhà máy Đạm Cà Mau nằm trong Khu công nghiệp cụm khí-điện-đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Được biết, nhà máy Đạm Cà Mau được khởi công vào tháng 7/2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với số vốn đầu tư khoảng 900 triệu USD. Đến tháng 5/2012, nhà máy hoàn tất và được đưa vào sử dụng.Ðầu năm 2012, dòng sản phẩm thương mại đạm đầu tiên của nhà máy này được chính thức có mặt trên thị trường cả nước.
Nhà máy đạm công suất ban đầu khoảng 800.000 tấn/năm, tương đương 2.350 tấn urea/ngày. Lượng khí tiêu thụ khoảng 500 triệu m³/năm.Hiện, nhà máy này được trang bị công nghệ tiên tiến mới nhất, hiện đại nhất sản xuất a-mô-ni-ắc; công nghệ sản xuất u-rê của các nhà chế tạo thiết bị nổi tiếng trên thế giới là Ðan Mạch, I-ta-li-a, Nhật Bản... Nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy đạm Cà Mau là khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ thuộc khu vực khai thác chung Việt Nam và Malaysia từ hệ thống đường ống chuyển tải dẫn khí dài 325 km về cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau. Cùng với Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy đạm Cà Mau nâng sản lượng đạm do PVN sản xuất đạt 1,6 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu phân đạm trong nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá phân bón và an ninh lương thực quốc gia; đồng thời có tính đến xuất khẩu.
Đạm Cà Mau góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá phân bón và an ninh lương thực quốc gia; đồng thời có tính đến xuất khẩu.
Theo đó, đạm Phú Mỹ và đạm Cà Mau vẫn đang thống lĩnh thị trường phân bón trong cả nước.Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sở hữu 100% vốn; thành lập ngày 9/3/2011. Công ty này chịu trách nhiệm quản lý và vận hành Nhà máy đạm Cà Mau.
Trong chiến lược phát triển của Công ty thì một trong những định hướng quan trọng là chiến lược đào tạo, cung cấp chuyên gia hỗ trợ vận hành, sản xuất tại các nhà máy sản xuất có công nghệ phức tạp, tiên tiến trong nước và trên thế giới. Đến nay, công ty đã đã cung cấp 4 chuyên gia đầu tiên sang hỗ trợ vận hành công nghệ tạo hạt tại Venezuela.
Đạm Cà Mau là nhà máy đầu tiên trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tự chủ trong quá trình vận hành và không thuê chuyên gia vận hành sau khi bàn giao nhà máy.
Mục tiêu phấn đấu đến 2025 sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất phục vụ nông nghiệp và công nghiệp dầu khí.Hiện, vốn điều lệ của Đạm Cà Mau là 5.294 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 269,994 triệu cổ phần, tương ứng 51% vốn. Còn 259,406 triệu cổ phần, tương ứng 49%, dự kiến sẽ bán cho CBNV, nhà đầu tư chiến lược và bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường (IPO) vào tháng 12 năm nay. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Nhà máy Đạm Cà Mau nằm trong Khu công nghiệp cụm khí-điện-đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Được biết, nhà máy Đạm Cà Mau được khởi công vào tháng 7/2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với số vốn đầu tư khoảng 900 triệu USD. Đến tháng 5/2012, nhà máy hoàn tất và được đưa vào sử dụng.
Ðầu năm 2012, dòng sản phẩm thương mại đạm đầu tiên của nhà máy này được chính thức có mặt trên thị trường cả nước.
Nhà máy đạm công suất ban đầu khoảng 800.000 tấn/năm, tương đương 2.350 tấn urea/ngày. Lượng khí tiêu thụ khoảng 500 triệu m³/năm.
Hiện, nhà máy này được trang bị công nghệ tiên tiến mới nhất, hiện đại nhất sản xuất a-mô-ni-ắc; công nghệ sản xuất u-rê của các nhà chế tạo thiết bị nổi tiếng trên thế giới là Ðan Mạch, I-ta-li-a, Nhật Bản...
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy đạm Cà Mau là khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ thuộc khu vực khai thác chung Việt Nam và Malaysia từ hệ thống đường ống chuyển tải dẫn khí dài 325 km về cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau.
Cùng với Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy đạm Cà Mau nâng sản lượng đạm do PVN sản xuất đạt 1,6 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu phân đạm trong nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá phân bón và an ninh lương thực quốc gia; đồng thời có tính đến xuất khẩu.
Đạm Cà Mau góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá phân bón và an ninh lương thực quốc gia; đồng thời có tính đến xuất khẩu.
Theo đó, đạm Phú Mỹ và đạm Cà Mau vẫn đang thống lĩnh thị trường phân bón trong cả nước.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sở hữu 100% vốn; thành lập ngày 9/3/2011. Công ty này chịu trách nhiệm quản lý và vận hành Nhà máy đạm Cà Mau.
Trong chiến lược phát triển của Công ty thì một trong những định hướng quan trọng là chiến lược đào tạo, cung cấp chuyên gia hỗ trợ vận hành, sản xuất tại các nhà máy sản xuất có công nghệ phức tạp, tiên tiến trong nước và trên thế giới. Đến nay, công ty đã đã cung cấp 4 chuyên gia đầu tiên sang hỗ trợ vận hành công nghệ tạo hạt tại Venezuela.
Đạm Cà Mau là nhà máy đầu tiên trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tự chủ trong quá trình vận hành và không thuê chuyên gia vận hành sau khi bàn giao nhà máy.
Mục tiêu phấn đấu đến 2025 sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất phục vụ nông nghiệp và công nghiệp dầu khí.
Hiện, vốn điều lệ của Đạm Cà Mau là 5.294 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 269,994 triệu cổ phần, tương ứng 51% vốn. Còn 259,406 triệu cổ phần, tương ứng 49%, dự kiến sẽ bán cho CBNV, nhà đầu tư chiến lược và bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường (IPO) vào tháng 12 năm nay. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.