Đầu tháng 2/2016, Vinalines báo cáo Bộ GTVT cho phép bán đấu giá công khai nguyên trạng ụ nổi 83M với giá khởi điểm bằng mức thẩm định là 34,8 tỷ đồng, để thực hiện tái cơ cấu. Hiện nay, ụ nổi vẫn chưa có công ty nào mua. Không chỉ vậy, nhiều đại gia trong làng thu mua sắt vụn còn định giá ụ nổi 83M chỉ đáng giá 1 tỷ đồng, theo giá thu mua phế liệu. Ảnh minh họa.Ụ nổi 83M được Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đầu tư năm 2008, góp vốn vào Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY) và bàn giao cho VNLSY với tổng nguyên giá tạm tính là hơn 462 tỷ đồng. Ảnh: Tuổi Trẻ.Thông tin trên báo Petrotimes cho biết, ụ nổi 83M của Vinalines đang neo đậu tại Cảng Gò Dầu B (Đồng Nai) trong tình trạng chưa sửa chữa xong, bị đăng kiểm rút cấp từ tháng 01/2011, bảo hiểm hết hạn từ năm 2012, đăng ký tạm thời cũng đã hết hạn từ 24/06/2011. Ảnh minh họa.Báo cáo có dẫn chứng hồ sơ nguyên gốc của MHI (Mitsubishi Heavy Industries) cho biết 83M là số chế tạo của ụ nổi. Kích thước trong lòng ụ là: dài 171 mét x 30 mét đủ để nhận những con tàu dài 180 mét, rộng 28 mét với mớn nước 7 mét, giá trị sổ sách của ụ nổi là khoảng hơn 500 tỷ đồng. Ảnh: NLĐ.Trong đó, 462,8 tỷ đồng giá trị tạm tính và hơn 50 tỷ đồng chi phí neo đậu, tàu lai trực sự cố, bảo quản hằng tháng... từ thời điếm bàn giao đến thời điểm 31/12/2015. Ảnh: PhunuToday.Năm 2013, kiểm tra thực tế thấy ụ nổi 83M đã cũ, han rỉ, hư hỏng nhiều, máy phát điện không hoạt động, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng Dương Chí Dũng và đồng bọn (trong đại án tham nhũng tại Vinalines) đã hợp thức thủ tục để ký hợp đồng mua ụ nổi 83M qua Công ty AP với giá 9 triệu USD, trong khi, định giá ụ nổi 83M là 5 triệu USD. Ảnh minh họa.Hiện nay, ụ nổi 83M bỏ hoang, bị han gỉ, dây neo bị mục, dễ dẫn đến đứt dây neo và trôi dạt. Ảnh: NĐT.Trong thời gian neo đậu ở khu vực cảng Gò Dầu B, Đồng Nai, ụ nổi từng xê dịch khỏi vị trí, đụng hư hỏng trụ neo bến B3 của cảng Gò Dầu B, gây nguy hiểm đối với tàu bè ra vào cảng. Ảnh: Tuổi Trẻ.Thông tin trên báo Người lao động cho biết, vào tháng 7/2014, thủy triều xuống đã kéo căng nhiều dây buộc làm gãy trụ buộc dây B3 khiến ụ nổi 83M bị trôi dạt. Trước sự cố này, cảng Gò Dầu B đã yêu cầu VNLSY bồi thường thiệt hại khoảng 785 triệu đồng. Ảnh: NLĐ.
Đầu tháng 2/2016, Vinalines báo cáo Bộ GTVT cho phép bán đấu giá công khai nguyên trạng ụ nổi 83M với giá khởi điểm bằng mức thẩm định là 34,8 tỷ đồng, để thực hiện tái cơ cấu. Hiện nay, ụ nổi vẫn chưa có công ty nào mua. Không chỉ vậy, nhiều đại gia trong làng thu mua sắt vụn còn định giá ụ nổi 83M chỉ đáng giá 1 tỷ đồng, theo giá thu mua phế liệu. Ảnh minh họa.
Ụ nổi 83M được Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đầu tư năm 2008, góp vốn vào Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY) và bàn giao cho VNLSY với tổng nguyên giá tạm tính là hơn 462 tỷ đồng. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thông tin trên báo Petrotimes cho biết, ụ nổi 83M của Vinalines đang neo đậu tại Cảng Gò Dầu B (Đồng Nai) trong tình trạng chưa sửa chữa xong, bị đăng kiểm rút cấp từ tháng 01/2011, bảo hiểm hết hạn từ năm 2012, đăng ký tạm thời cũng đã hết hạn từ 24/06/2011. Ảnh minh họa.
Báo cáo có dẫn chứng hồ sơ nguyên gốc của MHI (Mitsubishi Heavy Industries) cho biết 83M là số chế tạo của ụ nổi. Kích thước trong lòng ụ là: dài 171 mét x 30 mét đủ để nhận những con tàu dài 180 mét, rộng 28 mét với mớn nước 7 mét, giá trị sổ sách của ụ nổi là khoảng hơn 500 tỷ đồng. Ảnh: NLĐ.
Trong đó, 462,8 tỷ đồng giá trị tạm tính và hơn 50 tỷ đồng chi phí neo đậu, tàu lai trực sự cố, bảo quản hằng tháng... từ thời điếm bàn giao đến thời điểm 31/12/2015. Ảnh: PhunuToday.
Năm 2013, kiểm tra thực tế thấy ụ nổi 83M đã cũ, han rỉ, hư hỏng nhiều, máy phát điện không hoạt động, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng Dương Chí Dũng và đồng bọn (trong đại án tham nhũng tại Vinalines) đã hợp thức thủ tục để ký hợp đồng mua ụ nổi 83M qua Công ty AP với giá 9 triệu USD, trong khi, định giá ụ nổi 83M là 5 triệu USD. Ảnh minh họa.
Hiện nay, ụ nổi 83M bỏ hoang, bị han gỉ, dây neo bị mục, dễ dẫn đến đứt dây neo và trôi dạt. Ảnh: NĐT.
Trong thời gian neo đậu ở khu vực cảng Gò Dầu B, Đồng Nai, ụ nổi từng xê dịch khỏi vị trí, đụng hư hỏng trụ neo bến B3 của cảng Gò Dầu B, gây nguy hiểm đối với tàu bè ra vào cảng. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thông tin trên báo Người lao động cho biết, vào tháng 7/2014, thủy triều xuống đã kéo căng nhiều dây buộc làm gãy trụ buộc dây B3 khiến ụ nổi 83M bị trôi dạt. Trước sự cố này, cảng Gò Dầu B đã yêu cầu VNLSY bồi thường thiệt hại khoảng 785 triệu đồng. Ảnh: NLĐ.