Hầu hết các nhà máy in ấn tiền tại các quốc gia trên thế giới đều được canh phòng cẩn mật và không cho phép những người ngoài tới gần. Tuy nhiên, nhà máy in đồng USD ở Mỹ lại được công khai và mở cửa chào đón khách thăm quan.
Nhà máy in tiền Mỹ (BEP) được đặt tại đường số 14 và đường C, phía Tây Nam Thủ đô Washington, D.C.
Là nhà máy in tiền quốc gia, BEP chịu trách nhiệm thiết kế và in tất cả các loại tiền giấy của Mỹ.
Bên cạnh đó, nhờ sở hữu công nghệ in hàng đầu trên thế giới, BEP cũng sản xuất nhiều phần của hộ chiếu, vật liệu làm thẻ an ninh nội địa, thẻ nhận dạng trong quân đội, giấy chứng nhận nhập cư, nhập tịch, giấy mời của Nhà Trắng, trái phiếu kho bạc và các loại trái phiếu Mỹ khác.
Nhà máy in tiền mở cửa cho thăm quan từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ). Riêng từ tháng 4 đến tháng 8, nhà máy cho thăm quan thêm trong khoảng thời gian 17–19h. Cứ 15 phút sẽ có một tour vào tham quan, mỗi tour kéo dài 30 phút và khách thăm quan sẽ không phải mua vé. Chuyến thăm quan bắt đầu từ cổng sau của nhà máy. Đến nhà máy in tiền, khách tham quan sẽ có cơ hội ngắm nhìn chu trình in ấn từng mảng lớn, chất đống, cắt nhỏ… của những đồng USD. Bên cạnh đó, mọi câu hỏi, thắc mắc liên quan tới quá trình in tiền đều có thể được giải đáp cặn kẽ. Quá trình in tiền trải qua nhiều công đoạn. Mỗi bản in tiền đều gồm hàng loạt các chi tiết phức tạp để gây khó khăn cho việc làm giả. Còn đây là khung cảnh bên trong nhà máy in tiền ở Trung Quốc.
Quy trình in ấn đồng NDT của Trung Quốc vô cùng phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau. Nhân viên đang xếp tiền bên trong nhà máy in đồng NDT của Trung Quốc.Quy trình in đồng nhân dân tệ gồm: kiểm tra giấy in, xử lý và chế bản trước khi in, in thử rồi sau đó mới in chính thức, sau khi đã kiểm tra chất lượng, đóng dấu và in số serial trên các tờ tiền mới cắt ra thành những tờ tiền nhỏ.
Loại giấy dùng để in đồng NDT là loại giấy đặc biệt. Để tránh bị làm giả, các nhân viên nhà máy phải in thử một tập tiền trước để tránh sai sót khi in thật.
Hầu hết các nhà máy in ấn tiền tại các quốc gia trên thế giới đều được canh phòng cẩn mật và không cho phép những người ngoài tới gần. Tuy nhiên, nhà máy in đồng USD ở Mỹ lại được công khai và mở cửa chào đón khách thăm quan.
Nhà máy in tiền Mỹ (BEP) được đặt tại đường số 14 và đường C, phía Tây Nam Thủ đô Washington, D.C.
Là nhà máy in tiền quốc gia, BEP chịu trách nhiệm thiết kế và in tất cả các loại tiền giấy của Mỹ.
Bên cạnh đó, nhờ sở hữu công nghệ in hàng đầu trên thế giới, BEP cũng sản xuất nhiều phần của hộ chiếu, vật liệu làm thẻ an ninh nội địa, thẻ nhận dạng trong quân đội, giấy chứng nhận nhập cư, nhập tịch, giấy mời của Nhà Trắng, trái phiếu kho bạc và các loại trái phiếu Mỹ khác.
Nhà máy in tiền mở cửa cho thăm quan từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ). Riêng từ tháng 4 đến tháng 8, nhà máy cho thăm quan thêm trong khoảng thời gian 17–19h.
Cứ 15 phút sẽ có một tour vào tham quan, mỗi tour kéo dài 30 phút và khách thăm quan sẽ không phải mua vé. Chuyến thăm quan bắt đầu từ cổng sau của nhà máy.
Đến nhà máy in tiền, khách tham quan sẽ có cơ hội ngắm nhìn chu trình in ấn từng mảng lớn, chất đống, cắt nhỏ… của những đồng USD.
Bên cạnh đó, mọi câu hỏi, thắc mắc liên quan tới quá trình in tiền đều có thể được giải đáp cặn kẽ.
Quá trình in tiền trải qua nhiều công đoạn. Mỗi bản in tiền đều gồm hàng loạt các chi tiết phức tạp để gây khó khăn cho việc làm giả.
Còn đây là khung cảnh bên trong nhà máy in tiền ở Trung Quốc.
Quy trình in ấn đồng NDT của Trung Quốc vô cùng phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau.
Nhân viên đang xếp tiền bên trong nhà máy in đồng NDT của Trung Quốc.
Quy trình in đồng nhân dân tệ gồm: kiểm tra giấy in, xử lý và chế bản trước khi in, in thử rồi sau đó mới in chính thức, sau khi đã kiểm tra chất lượng, đóng dấu và in số serial trên các tờ tiền mới cắt ra thành những tờ tiền nhỏ.
Loại giấy dùng để in đồng NDT là loại giấy đặc biệt.
Để tránh bị làm giả, các nhân viên nhà máy phải in thử một tập tiền trước để tránh sai sót khi in thật.