Đông Pao - Mỏ quặng đất hiếm lớn nhất Việt Nam, thuộc địa bàn xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.Mỏ đất hiếm Đông Pao đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác cuối năm 2014. Công ty VIMICO đang hoàn thiện các thủ tục đền bù cho người dân địa phương để giải phóng mặt bằng.Dự án khai thác sẽ chính thức bắt đầu vào cuối năm 2016, với công suất khai thác 10.000 tấn ô xít đất hiếm/năm.Dự án thực hiện trong vòng 30 năm, trong đó 3 năm đầu triển khai đầu tư xây dựng cơ bản.Mỏ đất hiếm Đông Pao có tổng diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn ôxít và thân quặng quý hiếm là F3 và F7.Thời gian qua, nhiều người dân ngang nhiên khai thác trái phép tại mỏ đất hiếm Đông Pao. Lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, nhiều đầu nậu đã vận động người dân vào khai thác trộm để chúng thu mua bán sang Trung Quốc trong nhiều năm qua.Hiện công tác bảo vệ khu mỏ được tiến hành nghiêm ngặt để tránh tình trạng người dân vào khai thác trái phép.Chính quyền huyện Tam Đường vẫn tiếp tục duy trì các chốt canh gác liên ngành 24/24 tại hai đầu đường liên xã Bản Hon với thị xã Lai Châu và ra trung tâm huyện Tam Đường, nhằm ngăn chặn những hành vi khai thác trái phép tại mỏ đất hiếm.
Đông Pao - Mỏ quặng đất hiếm lớn nhất Việt Nam, thuộc địa bàn xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Mỏ đất hiếm Đông Pao đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác cuối năm 2014. Công ty VIMICO đang hoàn thiện các thủ tục đền bù cho người dân địa phương để giải phóng mặt bằng.
Dự án khai thác sẽ chính thức bắt đầu vào cuối năm 2016, với công suất khai thác 10.000 tấn ô xít đất hiếm/năm.
Dự án thực hiện trong vòng 30 năm, trong đó 3 năm đầu triển khai đầu tư xây dựng cơ bản.
Mỏ đất hiếm Đông Pao có tổng diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn ôxít và thân quặng quý hiếm là F3 và F7.
Thời gian qua, nhiều người dân ngang nhiên khai thác trái phép tại mỏ đất hiếm Đông Pao. Lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, nhiều đầu nậu đã vận động người dân vào khai thác trộm để chúng thu mua bán sang Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Hiện công tác bảo vệ khu mỏ được tiến hành nghiêm ngặt để tránh tình trạng người dân vào khai thác trái phép.
Chính quyền huyện Tam Đường vẫn tiếp tục duy trì các chốt canh gác liên ngành 24/24 tại hai đầu đường liên xã Bản Hon với thị xã Lai Châu và ra trung tâm huyện Tam Đường, nhằm ngăn chặn những hành vi khai thác trái phép tại mỏ đất hiếm.