Cuộc đua dự trữ vàng. Từ năm 2018, tổng lượng vàng khối mà các ngân hàng trung ương trên thế giới mua vào đã tăng lên mức đỉnh điểm trong vòng 5 thập kỷ qua. Với tình hình kinh tế thế giới bất ổn, xu thế này vẫn đang tiếp diễn trong nửa đầu năm nay. Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Hội đồng vàng thế giới, sau đây là 10 quốc gia đang có dự trữ vàng nhiều nhất.1. Mỹ - 8.133,5 tấn, chiếm 74,9% dự trữ ngoại hối. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dự trữ lượng vàng bỏ xa các nước khác trong danh sách, gần gấp đôi sản lượng của hai quốc gia kế tiếp. Giai đoạn 1913 - 1961, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được lệnh phải tăng cường dự trữ, đạt tới 40% tổng giá trị tiền tệ của nước này. Ảnh: Reuters.2. Đức - 3.369,7 tấn vàng, tương đương 70,6% tổng dự trữ ngoại hối. Giai đoạn 2013 - 2017, chứng kiến đồng tiền chung euro trong khu vực ngày càng bấp bênh, Đức đã hồi hương hơn 3.000 tấn vàng được gửi ở nước ngoài từ thời chiến tranh lạnh. Trong số đó có một lượng lớn được đưa về từ thành phố Paris và New York. Ảnh: AP.3. Italy - 2.451,8 tấn, tương đương 66,9% dự trữ ngoại hối. Khi phong trào Năm sao (five star movement) của chủ nghĩa dân túy nổi lên, tương lai đồng tiền chung cũng trở nên lung lay. Hồi đầu tháng này, chính quyền Rome đã đề xuất chuyển giao quyền sở hữu dự trữ vàng từ Ngân hàng Trung ương Italy cho chính quyền. Ảnh: Getty.4. Pháp - 2.436 tấn, tương đương 61,6% dự trữ ngoại hối. Theo Reuters, năm ngoái Ngân hàng trung ương Pháp có động thái thúc đẩy dự trữ vàng nhằm hỗ trợ cán cân thương mại nước này. Ảnh: Reuters.5. Nga - 2.150,5 tấn vàng, tương đương 19,1% dự trữ ngoại hối. Trong chiến lược giảm sự phụ thuộc vào các tài sản và tài phiệt nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, Nga đã tích cực mua vào dự trữ vàng. Bloomberg cho rằng dự trữ vàng nước này đã tăng gấp 4 lần trong vòng một thập kỷ qua. Ảnh: AP.6. Trung Quốc - 1.874,3 tấn vàng, tương đương 2.5% dự trữ ngoại hối. Nhằm tạo bước đệm cho kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc liên tục giữ vững tốc độ mua vào trong 4 tháng liên tiếp cho đến tháng 3/2019. Ảnh: Reuters.7. Thụy Sỹ - 1.040 tấn, tương đương 5,5% dự trữ ngoại hối. Với dân số 8,4 triệu người, quốc gia này hiện là nước có dự trữ vàng bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty.8. Nhật Bản - 765,2 tấn, tương đương 2,5% dự trữ ngoại hối. Dự trữ công cụ thanh toán quốc tế của Nhật đã tăng tới 5,2% trong năm ngoái, theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Ảnh: Reuters.9. Hà Lan - 612,5 tấn vàng, tương đương 65,9% dự trữ ngoại hối. Tương tự Đức, Hà Lan cũng quyết định hồi hương số vàng nhờ gửi tại New York vào năm 2014 nhằm gia tăng "lòng tin của công chúng" nước này. Ảnh: Reuters.10. Ấn Độ - 608,7 tấn vàng, tương đương 6,4% dự trữ ngoại hối. Trong khi nền kinh tế toàn cầu lao đao, các quốc gia đang phát triển có xu hướng gia tăng dự trữ vàng. Ấn Độ vẫn tiếp tục gia tăng mua vào kể từ tháng 8. Ảnh: Reuters.
Cuộc đua dự trữ vàng. Từ năm 2018, tổng lượng vàng khối mà các ngân hàng trung ương trên thế giới mua vào đã tăng lên mức đỉnh điểm trong vòng 5 thập kỷ qua. Với tình hình kinh tế thế giới bất ổn, xu thế này vẫn đang tiếp diễn trong nửa đầu năm nay. Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Hội đồng vàng thế giới, sau đây là 10 quốc gia đang có dự trữ vàng nhiều nhất.
1. Mỹ - 8.133,5 tấn, chiếm 74,9% dự trữ ngoại hối. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dự trữ lượng vàng bỏ xa các nước khác trong danh sách, gần gấp đôi sản lượng của hai quốc gia kế tiếp. Giai đoạn 1913 - 1961, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được lệnh phải tăng cường dự trữ, đạt tới 40% tổng giá trị tiền tệ của nước này. Ảnh: Reuters.
2. Đức - 3.369,7 tấn vàng, tương đương 70,6% tổng dự trữ ngoại hối. Giai đoạn 2013 - 2017, chứng kiến đồng tiền chung euro trong khu vực ngày càng bấp bênh, Đức đã hồi hương hơn 3.000 tấn vàng được gửi ở nước ngoài từ thời chiến tranh lạnh. Trong số đó có một lượng lớn được đưa về từ thành phố Paris và New York. Ảnh: AP.
3. Italy - 2.451,8 tấn, tương đương 66,9% dự trữ ngoại hối. Khi phong trào Năm sao (five star movement) của chủ nghĩa dân túy nổi lên, tương lai đồng tiền chung cũng trở nên lung lay. Hồi đầu tháng này, chính quyền Rome đã đề xuất chuyển giao quyền sở hữu dự trữ vàng từ Ngân hàng Trung ương Italy cho chính quyền. Ảnh: Getty.
4. Pháp - 2.436 tấn, tương đương 61,6% dự trữ ngoại hối. Theo Reuters, năm ngoái Ngân hàng trung ương Pháp có động thái thúc đẩy dự trữ vàng nhằm hỗ trợ cán cân thương mại nước này. Ảnh: Reuters.
5. Nga - 2.150,5 tấn vàng, tương đương 19,1% dự trữ ngoại hối. Trong chiến lược giảm sự phụ thuộc vào các tài sản và tài phiệt nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, Nga đã tích cực mua vào dự trữ vàng. Bloomberg cho rằng dự trữ vàng nước này đã tăng gấp 4 lần trong vòng một thập kỷ qua. Ảnh: AP.
6. Trung Quốc - 1.874,3 tấn vàng, tương đương 2.5% dự trữ ngoại hối. Nhằm tạo bước đệm cho kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc liên tục giữ vững tốc độ mua vào trong 4 tháng liên tiếp cho đến tháng 3/2019. Ảnh: Reuters.
7. Thụy Sỹ - 1.040 tấn, tương đương 5,5% dự trữ ngoại hối. Với dân số 8,4 triệu người, quốc gia này hiện là nước có dự trữ vàng bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty.
8. Nhật Bản - 765,2 tấn, tương đương 2,5% dự trữ ngoại hối. Dự trữ công cụ thanh toán quốc tế của Nhật đã tăng tới 5,2% trong năm ngoái, theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Ảnh: Reuters.
9. Hà Lan - 612,5 tấn vàng, tương đương 65,9% dự trữ ngoại hối. Tương tự Đức, Hà Lan cũng quyết định hồi hương số vàng nhờ gửi tại New York vào năm 2014 nhằm gia tăng "lòng tin của công chúng" nước này. Ảnh: Reuters.
10. Ấn Độ - 608,7 tấn vàng, tương đương 6,4% dự trữ ngoại hối. Trong khi nền kinh tế toàn cầu lao đao, các quốc gia đang phát triển có xu hướng gia tăng dự trữ vàng. Ấn Độ vẫn tiếp tục gia tăng mua vào kể từ tháng 8. Ảnh: Reuters.