Theo truyền thống tâm linh từ Đông sang Tây, các cách xử lý tro cốt người đã khuất phổ biến là rải tro vào thiên nhiên, chôn cất dưới đất hoặc lưu trữ tại các nơi thờ tự, nhà riêng... Ngoài các phương pháp này, còn có nhiều cách xử lý tro cốt vô cùng độc đáo và sáng tạo.Một trong số các cách đó là chế tác trang sức từ một phần nhỏ tro cốt của người đã khuất. Nó có thể là mặt đá, mặt kim cương hay pha lê trang trí trên nhẫn, vòng tay, dây chuyền.Những món trang sức này sẽ giữ người đã khuất luôn gần gũi những người còn sống, đồng thời cũng có thể được gia đình coi như là vật gia truyền, lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác để nhớ mãi về người thân yêu.Giống như chế tác đồ trang sức, một số công ty cũng cung cấp dịch vụ biến tro cốt thành một tác phẩm nghệ thuật. Tro cốt sẽ được pha trộn với màu vẽ để tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp treo trong nhà.Tranh có thể được vẽ theo yêu cầu gia chủ, có nội dung tái hiện chân dung, kỷ niệm hoặc phản ánh ước vọng của người đã khuất. Mỗi khi nhìn vào tranh, các thành viên trong gia đình sẽ cảm nhận được linh hồn của người thân yêu hiện hữu trong đó.Tượng tự, tro cốt có thể được hòa trộn vào nguyên liệu dùng để chế tác các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hoặc những bức tượng phản ảnh đức tin của người đã khuất như tượng Chúa, tượng Phật...Một ý tưởng táo bạo khác là biến tro cốt thành pháo hoa. Những quả pháo đặc biệt này sẽ được sử dụng trong những dịp trọng đại của người còn sống, tượng trưng cho sự chứng kiến của người đã khuất trong sự kiện để đời đó.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC1
Theo truyền thống tâm linh từ Đông sang Tây, các cách xử lý tro cốt người đã khuất phổ biến là rải tro vào thiên nhiên, chôn cất dưới đất hoặc lưu trữ tại các nơi thờ tự, nhà riêng... Ngoài các phương pháp này, còn có nhiều cách xử lý tro cốt vô cùng độc đáo và sáng tạo.
Một trong số các cách đó là chế tác trang sức từ một phần nhỏ tro cốt của người đã khuất. Nó có thể là mặt đá, mặt kim cương hay pha lê trang trí trên nhẫn, vòng tay, dây chuyền.
Những món trang sức này sẽ giữ người đã khuất luôn gần gũi những người còn sống, đồng thời cũng có thể được gia đình coi như là vật gia truyền, lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác để nhớ mãi về người thân yêu.
Giống như chế tác đồ trang sức, một số công ty cũng cung cấp dịch vụ biến tro cốt thành một tác phẩm nghệ thuật. Tro cốt sẽ được pha trộn với màu vẽ để tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp treo trong nhà.
Tranh có thể được vẽ theo yêu cầu gia chủ, có nội dung tái hiện chân dung, kỷ niệm hoặc phản ánh ước vọng của người đã khuất. Mỗi khi nhìn vào tranh, các thành viên trong gia đình sẽ cảm nhận được linh hồn của người thân yêu hiện hữu trong đó.
Tượng tự, tro cốt có thể được hòa trộn vào nguyên liệu dùng để chế tác các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hoặc những bức tượng phản ảnh đức tin của người đã khuất như tượng Chúa, tượng Phật...
Một ý tưởng táo bạo khác là biến tro cốt thành pháo hoa. Những quả pháo đặc biệt này sẽ được sử dụng trong những dịp trọng đại của người còn sống, tượng trưng cho sự chứng kiến của người đã khuất trong sự kiện để đời đó.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC1