Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề làm hương vẫn giữ được nét đặc trưng về mùi thơm, nhẹ mà thanh. Mỗi nén hương luôn mang đậm chất tâm linh của người Việt. “Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là cây thơm như Tùng, Trắc...được nghiền thành bột. Sau đó trộn lẫn với các 30 loại thảo mộc như: xuyên đại hoàng, xuyên quy, trắc bách diệp, hoàng đàn, tùng bạch chỉ, đinh hương...để tạo thành keo kết tinh thảo mộc” – Ông Đào Đức Cơ (người đã hơn 30 năm làm nghề Hương xạ) chia sẻ.
Tăm để làm que hương trước đây được sản xuất từ nứa nhưng khi áp dụng công nghệ chẻ tăm bằng máy thì chất liệu được thay đổi bằng cây luồng (người dân tộc gọi là cây lồ ô - PV). Tăm được làm tròn, đều. Có đường kính từ 1,1mm đến 3,5mm.Người dân thôn Cao bây giờ làm hương bằng máy với công nghệ mới. Cho tăm và nguyên liệu vào máy sẽ tự động gắn kết vào nhau thành cây hương. Một ngày có thể làm được hơn một vạn cây hương, tiết kiệm được rất nhiều sức lao động. Đặc điểm của hương vòng là không có lõi, đòi hỏi chất keo kết dính phải tăng lên. Nén hương vòng to, nhỏ phụ vụ đúng, đủ người tiêu dùng. Có loại cháy liên tục 12h, 24h, 72h, 1 tháng...mới tàn. Mỗi sản phẩm có 12 vòng, mỗi vòng có đường kính là 4mm.Tuy nhiên, kích cỡ và mùi hương sẽ phụ thuộc vào từng thợ, đặc biệt là cách pha chế thảo mộc và keo kết tinh. Nén hương làm xong sẽ được đem phơi trên những chiếc phên tre. Nắng và gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp nhưng giữ nguyên mùi thơm đặc trưng của nó. Hiện nay, ở Cao Thôn sản xuất khá nhiều loại hương như hương máy, xào, vòng, quấn...Mỗi loại hương đều có đặc điểm sản xuất và hương thơm khác nhau. Sản phẩm hương Cao Thôn có mặt trên toàn quốc và được xuất khẩu ra cả nước ngoài bởi nó có những nét đặc trưng mà không loại hương nào có được. Đó là thơm mát, thơm dịu và bay xa. Nghề làm hương đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong làng Cao Thôn. Hiện nay, có khoảng 300 lao động làm hương, sản lượng hương xạ đạt xấp xỉ 10 triệu nén/năm với doanh thu từ 2,5 - 3 tỷ đồng.
Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề làm hương vẫn giữ được nét đặc trưng về mùi thơm, nhẹ mà thanh. Mỗi nén hương luôn mang đậm chất tâm linh của người Việt. “Nguyên liệu chủ yếu để làm hương là cây thơm như Tùng, Trắc...được nghiền thành bột. Sau đó trộn lẫn với các 30 loại thảo mộc như: xuyên đại hoàng, xuyên quy, trắc bách diệp, hoàng đàn, tùng bạch chỉ, đinh hương...để tạo thành keo kết tinh thảo mộc” – Ông Đào Đức Cơ (người đã hơn 30 năm làm nghề Hương xạ) chia sẻ.
Tăm để làm que hương trước đây được sản xuất từ nứa nhưng khi áp dụng công nghệ chẻ tăm bằng máy thì chất liệu được thay đổi bằng cây luồng (người dân tộc gọi là cây lồ ô - PV). Tăm được làm tròn, đều. Có đường kính từ 1,1mm đến 3,5mm.
Người dân thôn Cao bây giờ làm hương bằng máy với công nghệ mới. Cho tăm và nguyên liệu vào máy sẽ tự động gắn kết vào nhau thành cây hương. Một ngày có thể làm được hơn một vạn cây hương, tiết kiệm được rất nhiều sức lao động.
Đặc điểm của hương vòng là không có lõi, đòi hỏi chất keo kết dính phải tăng lên. Nén hương vòng to, nhỏ phụ vụ đúng, đủ người tiêu dùng. Có loại cháy liên tục 12h, 24h, 72h, 1 tháng...mới tàn. Mỗi sản phẩm có 12 vòng, mỗi vòng có đường kính là 4mm.
Tuy nhiên, kích cỡ và mùi hương sẽ phụ thuộc vào từng thợ, đặc biệt là cách pha chế thảo mộc và keo kết tinh.
Nén hương làm xong sẽ được đem phơi trên những chiếc phên tre. Nắng và gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp nhưng giữ nguyên mùi thơm đặc trưng của nó.
Hiện nay, ở Cao Thôn sản xuất khá nhiều loại hương như hương máy, xào, vòng, quấn...Mỗi loại hương đều có đặc điểm sản xuất và hương thơm khác nhau.
Sản phẩm hương Cao Thôn có mặt trên toàn quốc và được xuất khẩu ra cả nước ngoài bởi nó có những nét đặc trưng mà không loại hương nào có được. Đó là thơm mát, thơm dịu và bay xa.
Nghề làm hương đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong làng Cao Thôn. Hiện nay, có khoảng 300 lao động làm hương, sản lượng hương xạ đạt xấp xỉ 10 triệu nén/năm với doanh thu từ 2,5 - 3 tỷ đồng.