Đền Mahabodhi, nằm ở thành phố Bodh Gaya, hay còn gọi là Bồ Đề Đạo
Trang, phía Nam Ấn Độ là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất đất
nước và trong cộng đồng Phật tử trên toàn thế giới. Đền được xây
dựng từ thời đế quốc Gupta, từ khoảng năm 320 tới năm 550 trước công
nguyên. Theo tích xưa, đây là một trong những nơi quan trọng nhất trong
cuộc đời của Phật Thích ca Mâu ni. Tương truyền, khoảng năm 530
trước công nguyên, vị hoàng tử trẻ của xứ Ấn là Siddhartha Gautama, vì
nhận thấy sự đau khổ mà dân chúng phải gánh chịu đã đi khắp thiên hạ để
tìm ra cách phổ độ chúng sinh. Khi đến bờ sông Falgu, thị trấn
Bodh Gaya, ngài ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề lớn và sau thời gian thiền
định đã giác ngộ đạo lý nhà Phật. Tại nơi đức Phật giác ngộ, người dân
Ấn Độ xây dựng một ngôi đền để tưởng niệm. Đó chính là đền Mahabodhi
huyền thoại. Mahabodhi hay còn gọi là đại giác ngộ tự là một
công trình kiến trúc bằng đá với một bảo tháp chính ở trung tâm, theo
kiểu tháp thường thấy ở Myanmar. Đó là do quần thể tự viện từng được các
tín đồ Phật giáo nước này trùng tu, nên phần nào mang hơi hướng
Myanmar.
Mặt tiền của tháp và các hốc được phủ đầy tượng Phật giáo. Phía bên
trong điện thờ chính là tượng Phật lớn phát ánh sáng vàng rực rỡ. Các
nhánh của cây bồ đề, được coi là nơi đức Phật giác ngộ từng được chia
nhỏ, chiết ra và gửi đến nhiều nơi trên khắp cả nước cũng như sang nhiều
nước khác. Một trong những vụ án lớn gắn với cây bồ đề là việc một vị
trụ trì chùa từng bán các cành của bồ đề thiêng cho du khách nước ngoài,
gây một sự phẫn nộ lớn trong dư luận và cộng đồng Phật giáo. Ngôi
chùa bằng đá cổ nhất Ấn Độ này đã được UNESCO tôn vinh là di sản thế
giới năm 2002 và mỗi năm đón vô vàn Phật tử dâng hương.
Đền Mahabodhi, nằm ở thành phố Bodh Gaya, hay còn gọi là Bồ Đề Đạo
Trang, phía Nam Ấn Độ là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất đất
nước và trong cộng đồng Phật tử trên toàn thế giới.
Đền được xây
dựng từ thời đế quốc Gupta, từ khoảng năm 320 tới năm 550 trước công
nguyên. Theo tích xưa, đây là một trong những nơi quan trọng nhất trong
cuộc đời của Phật Thích ca Mâu ni.
Tương truyền, khoảng năm 530
trước công nguyên, vị hoàng tử trẻ của xứ Ấn là Siddhartha Gautama, vì
nhận thấy sự đau khổ mà dân chúng phải gánh chịu đã đi khắp thiên hạ để
tìm ra cách phổ độ chúng sinh.
Khi đến bờ sông Falgu, thị trấn
Bodh Gaya, ngài ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề lớn và sau thời gian thiền
định đã giác ngộ đạo lý nhà Phật. Tại nơi đức Phật giác ngộ, người dân
Ấn Độ xây dựng một ngôi đền để tưởng niệm. Đó chính là đền Mahabodhi
huyền thoại.
Mahabodhi hay còn gọi là đại giác ngộ tự là một
công trình kiến trúc bằng đá với một bảo tháp chính ở trung tâm, theo
kiểu tháp thường thấy ở Myanmar. Đó là do quần thể tự viện từng được các
tín đồ Phật giáo nước này trùng tu, nên phần nào mang hơi hướng
Myanmar.
Mặt tiền của tháp và các hốc được phủ đầy tượng Phật giáo. Phía bên
trong điện thờ chính là tượng Phật lớn phát ánh sáng vàng rực rỡ.
Các
nhánh của cây bồ đề, được coi là nơi đức Phật giác ngộ từng được chia
nhỏ, chiết ra và gửi đến nhiều nơi trên khắp cả nước cũng như sang nhiều
nước khác. Một trong những vụ án lớn gắn với cây bồ đề là việc một vị
trụ trì chùa từng bán các cành của bồ đề thiêng cho du khách nước ngoài,
gây một sự phẫn nộ lớn trong dư luận và cộng đồng Phật giáo.
Ngôi
chùa bằng đá cổ nhất Ấn Độ này đã được UNESCO tôn vinh là di sản thế
giới năm 2002 và mỗi năm đón vô vàn Phật tử dâng hương.