Chùa Huyền Không nằm ở giữa vách núi thẳng đứng trên đỉnh Thúy Bính, mạn Bắc hẻm Kim Long, núi Hằng huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Chùa được xây dựng cách đây 1400 năm thời Hậu kỳ Bắc Ngụy, là ngôi chùa vô cùng độc đáo, đây là sự kết hợp của 3 giáo phái Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo của Trung Quốc. Chùa vốn tên “ Huyền Không Các”, “huyền” là lấy từ giáo lý Đạo giáo trong tông giáo truyền thống của Trung Quốc, “không: là giáo lý nhà Phật,. Điều độc đáo là kiểu kiến trúc của Huyền Không tự có tổng cộng 7 ngôi chùa trên khắp đất nước.Đại Từ Nham, chùa Huyền Không, Giang Nam: Đây là sự kết hợp vô cùng hoàn mỹ giữa sơn vẻ đẹp của sơn thủy và văn hóa phật giáo. Ở Đại Từ Nham, chùa miếu, hành lang đường dẫn đâu đâu cũng thể hiện được chữ “ Huyền”. Đại điện Địa Tạng Vương của chính điện trong chùa là một hang động cao 3 mét, dài 60m, rộng 20m, một nửa khảm vào vách đá, một nửa bắc vào huyền không tạo ra thế hùng vĩ và kì lạ, mạo hiểm đến kinh ngạc.Chùa Huyền Không, Tây Sơn, Vân Nam: Tam Thanh Các, nằm ở núi La Hán ở mặt Nam của núi Thái Hoa, do nhìn từ Bắc hướng về Nam dáng núi giống như bức tượng di lặc lớn nên được gọi là núi La Hán. Vách núi La Hán dựng đứng nối liền với mặt nam sừng sững của núi Quải Bảng, dưới chân núi là Điền Trì (hồ Côn Minh) rộng mênh mông. 9 tầng Tam Thanh gồm quần thể kiến trúc của 11 đạo quán xếp tầng tầng lớp lớp đính vào vách núi sừng sừng tạo nên sự hiểm trở và huyền bí cho Huyền Không tự .Chùa Huyền Không, Tây Ninh, Thanh Hải: Được khởi công xây dựng từ thời Bắc Ngụy, nay được coi là Huyền Không Tự thứ 2 của Trung Quốc còn được gọi là Thổ Lầu Quan. Nơi đây là tuyến giao thông bắt buộc phải qua khi đi xuống phía Nam nằm trên con đường tơ lụa cho nên nơi đây đã từng lưu giữ dấu chân của không biết bao nhiêu hòa thượng.Chùa Huyền Không, núi Thương Nham, Hà Bắc: Điện Kiều Lâu, núi Thương Nham là một trong tam đại Huyền Không tự của Trung Quốc. Theo kết quả khảo chứng cầu đá thì được xây dựng từ thời nhà Tùy. Ngôi điện trên cầu được xây dựng từ thời nhà Đường, tọa lạc ở phía Tây hướng về phía Đông có chiều dài 15m, rộng 8m, có thể chịu được tải trọng 35 tấn. Điều khiến người ta cảm thấy kinh ngạc là nếu đi trên đoạn được uốn lượn dài 100m trên Kiều Lâu Điện thì da của du khách sẽ có hiện tượng đổi màu vàng màu xanh, giải thích cho hiện tượng này thì các chuyên gia quang học, các đại sư khí công hay các nhân sĩ phật giáo đều lý giải không giống nhau nhưng đây chính là cái “ kì lạ” nhất của Thương Nham Sơn.Chùa Huyền Không, Triều Dương, Kỳ Huyện, Hà Nam: Nằm ở lưng chừng dốc núi Triều Dương, Kỳ huyện, cách 5km về phía tây. Chùa được xây dựng dựa vào vách núi như được sinh ra từ vách núi dựng đứng, những lâu các với những mái cong như vút vào thiên không. Chùa năm phía Bắc núi Triều Dương, xung quanh tùng bách xum xuê, kỳ hoa dị thảo khoe bóng dưới ánh mặt trời.Chùa Huyền Không, Đại Từ Nham, Kiến Đức, Triết Giang: Trung Quốc có 7 ngôi chùa Huyền Không thì chỉ có duy nhất một chùa này nằm ở phía Nam. Tọa lạc ở thành Kiến Đức, cách 24km về phía Nam, đây cũng là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp của phong cảnh non nước và văn hóa Phật giáo. Kiến trúc hang động ở lưng chừng núi là một đặc sắc của Đại Từ Nham, Kiến Đức, Triết Giang.
Chùa Huyền Không nằm ở giữa vách núi thẳng đứng trên đỉnh Thúy Bính, mạn Bắc hẻm Kim Long, núi Hằng huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Chùa được xây dựng cách đây 1400 năm thời Hậu kỳ Bắc Ngụy, là ngôi chùa vô cùng độc đáo, đây là sự kết hợp của 3 giáo phái Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo của Trung Quốc. Chùa vốn tên “ Huyền Không Các”, “huyền” là lấy từ giáo lý Đạo giáo trong tông giáo truyền thống của Trung Quốc, “không: là giáo lý nhà Phật,. Điều độc đáo là kiểu kiến trúc của Huyền Không tự có tổng cộng 7 ngôi chùa trên khắp đất nước.
Đại Từ Nham, chùa Huyền Không, Giang Nam: Đây là sự kết hợp vô cùng hoàn mỹ giữa sơn vẻ đẹp của sơn thủy và văn hóa phật giáo. Ở Đại Từ Nham, chùa miếu, hành lang đường dẫn đâu đâu cũng thể hiện được chữ “ Huyền”. Đại điện Địa Tạng Vương của chính điện trong chùa là một hang động cao 3 mét, dài 60m, rộng 20m, một nửa khảm vào vách đá, một nửa bắc vào huyền không tạo ra thế hùng vĩ và kì lạ, mạo hiểm đến kinh ngạc.
Chùa Huyền Không, Tây Sơn, Vân Nam: Tam Thanh Các, nằm ở núi La Hán ở mặt Nam của núi Thái Hoa, do nhìn từ Bắc hướng về Nam dáng núi giống như bức tượng di lặc lớn nên được gọi là núi La Hán. Vách núi La Hán dựng đứng nối liền với mặt nam sừng sững của núi Quải Bảng, dưới chân núi là Điền Trì (hồ Côn Minh) rộng mênh mông. 9 tầng Tam Thanh gồm quần thể kiến trúc của 11 đạo quán xếp tầng tầng lớp lớp đính vào vách núi sừng sừng tạo nên sự hiểm trở và huyền bí cho Huyền Không tự .
Chùa Huyền Không, Tây Ninh, Thanh Hải: Được khởi công xây dựng từ thời Bắc Ngụy, nay được coi là Huyền Không Tự thứ 2 của Trung Quốc còn được gọi là Thổ Lầu Quan. Nơi đây là tuyến giao thông bắt buộc phải qua khi đi xuống phía Nam nằm trên con đường tơ lụa cho nên nơi đây đã từng lưu giữ dấu chân của không biết bao nhiêu hòa thượng.
Chùa Huyền Không, núi Thương Nham, Hà Bắc: Điện Kiều Lâu, núi Thương Nham là một trong tam đại Huyền Không tự của Trung Quốc. Theo kết quả khảo chứng cầu đá thì được xây dựng từ thời nhà Tùy. Ngôi điện trên cầu được xây dựng từ thời nhà Đường, tọa lạc ở phía Tây hướng về phía Đông có chiều dài 15m, rộng 8m, có thể chịu được tải trọng 35 tấn. Điều khiến người ta cảm thấy kinh ngạc là nếu đi trên đoạn được uốn lượn dài 100m trên Kiều Lâu Điện thì da của du khách sẽ có hiện tượng đổi màu vàng màu xanh, giải thích cho hiện tượng này thì các chuyên gia quang học, các đại sư khí công hay các nhân sĩ phật giáo đều lý giải không giống nhau nhưng đây chính là cái “ kì lạ” nhất của Thương Nham Sơn.
Chùa Huyền Không, Triều Dương, Kỳ Huyện, Hà Nam: Nằm ở lưng chừng dốc núi Triều Dương, Kỳ huyện, cách 5km về phía tây. Chùa được xây dựng dựa vào vách núi như được sinh ra từ vách núi dựng đứng, những lâu các với những mái cong như vút vào thiên không. Chùa năm phía Bắc núi Triều Dương, xung quanh tùng bách xum xuê, kỳ hoa dị thảo khoe bóng dưới ánh mặt trời.
Chùa Huyền Không, Đại Từ Nham, Kiến Đức, Triết Giang: Trung Quốc có 7 ngôi chùa Huyền Không thì chỉ có duy nhất một chùa này nằm ở phía Nam. Tọa lạc ở thành Kiến Đức, cách 24km về phía Nam, đây cũng là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp của phong cảnh non nước và văn hóa Phật giáo. Kiến trúc hang động ở lưng chừng núi là một đặc sắc của Đại Từ Nham, Kiến Đức, Triết Giang.