1. Gắn liền với chùa Thiên Mụ, bảo tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế trong nhiều thế kỷ qua. Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh.Về mặt kiến trúc, tháp Phước Duyên cao 21m, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc. Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau.Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng, và nhất là bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.Cửa tháp thường xuyên khoá kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người...2. Tọa lạc tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được nhiều người biết đến ở xứ Huế. Công trình ấn tượng nhất của chùa là tòa bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015.Ngôi bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ. Công trình gồm 5 đỉnh tháp chụm vào nhau, trong đó tháp chính nằm ở trung tâm cao 37 mét, bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24 mét.Thiết kế của tháp thể hiện một phần vũ trụ quan của Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.Không gian trong tháp bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; ba tầng tiếp theo dùng làm nơi tàng trữ tài liệu nghiên cứu Phật học, nơi hành thiền và trưng bày các món quà lưu niệm; tầng thấp nhất là phòng Khánh tiết...3. Tọa lạc trên đồi Quảng Tế, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Thiền Lâm được thiền sư Hộ Nhẫn lập ra năm 1960, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của Huế. Điểm nhấn của chùa là ngôi bảo tháp mang phong cách Miến Điện đặc sắc.Tòa tháp có màu trắng, đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát. Từng đường nét kiến trúc được tạo hình tinh xảo, toát lên sắc màu nghệ thuật Phật giáo Nam Tông.Tháp được chia làm hai tầng. Tầng dưới là chính điện, nơi đặt tượng Phật Thích Ca cùng bức tượng được tạo tác sống động như người thật của thiền sư Hộ Nhẫn - người sáng lập chùa. Tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.Nhìn từ xa, bảo tháp của chùa Thiền Lâm nổi bật giữa núi đồi của Cố đô Huế... Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel
1. Gắn liền với chùa Thiên Mụ, bảo tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế trong nhiều thế kỷ qua. Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh.
Về mặt kiến trúc, tháp Phước Duyên cao 21m, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc. Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau.
Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng, và nhất là bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.
Cửa tháp thường xuyên khoá kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người...
2. Tọa lạc tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được nhiều người biết đến ở xứ Huế. Công trình ấn tượng nhất của chùa là tòa bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015.
Ngôi bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ. Công trình gồm 5 đỉnh tháp chụm vào nhau, trong đó tháp chính nằm ở trung tâm cao 37 mét, bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24 mét.
Thiết kế của tháp thể hiện một phần vũ trụ quan của Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.
Không gian trong tháp bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; ba tầng tiếp theo dùng làm nơi tàng trữ tài liệu nghiên cứu Phật học, nơi hành thiền và trưng bày các món quà lưu niệm; tầng thấp nhất là phòng Khánh tiết...
3. Tọa lạc trên đồi Quảng Tế, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Thiền Lâm được thiền sư Hộ Nhẫn lập ra năm 1960, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của Huế. Điểm nhấn của chùa là ngôi bảo tháp mang phong cách Miến Điện đặc sắc.
Tòa tháp có màu trắng, đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát. Từng đường nét kiến trúc được tạo hình tinh xảo, toát lên sắc màu nghệ thuật Phật giáo Nam Tông.
Tháp được chia làm hai tầng. Tầng dưới là chính điện, nơi đặt tượng Phật Thích Ca cùng bức tượng được tạo tác sống động như người thật của thiền sư Hộ Nhẫn - người sáng lập chùa. Tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.
Nhìn từ xa, bảo tháp của chùa Thiền Lâm nổi bật giữa núi đồi của Cố đô Huế...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel