Công Phượng sinh năm 1993 hay 1995? Câu hỏi được đặt ra trong nhiều ngày qua khiến dư luận và những người hâm mộ vô cùng quan tâm. Nghi vấn gian lận tuổi của Nguyễn Công Phượng được cho là xuất phát từ một vài điểm đáng ngờ trên giấy khai sinh và học bạ của cầu thủ này và đến nay vẫn là đề tài mổ xẻ của dư luận. Ảnh: TTVH.Việc dính ồn ào về tuổi thật khiến chàng thủ quân U19 VN cũng như gia đình anh đang phải chịu rất nhiều áp lực. Nhất là sau khi phóng sự điều tra của VTV Chuyển động 24h lên sóng truyền hình, nghi vấn càng có thêm nhiều chi tiết đáng để đem ra tranh luận. Ảnh: FBNV. Mới nhất, phòng Tư pháp huyện Đô Lương đã xuống địa phương quê gốc của Công Phượng để kiểm tra các giấy tờ liên quan và bước đầu kết luận Công Phượng sinh năm 1995. Những điểm bất ổn trong giấy khai sinh, các giấy tờ của Công Phượng được kết luận do năng lực cán bộ, cơ sở vật chất của địa phương trong quá khứ còn yếu kém nên không lưu trữ được sổ sách. Ảnh: HAGL. Không chỉ Công Phượng, một cầu thủ khác cũng được khán giả, báo giới Việt Nam rất quan tâm là chân sút Việt kiều Lee Nguyễn, cũng từng bị nghi ngờ gian lận tuổi. Theo lời kể của bố Lee Nguyễn với báo chí, chàng cầu thủ này từng bị các vị phụ huynh ở Dallas, Texas, Mỹ kiện cáo tứ tung vì cho rằng “thằng nhỏ châu Á kia ăn gian tuổi”. Ảnh: TTVH. Do luyện tập bóng đá từ nhỏ nên năm 7 tuổi khi Lee Nguyễn bắt đầu học tiểu học và thể hiện khả năng chơi bóng nổi bật hơn hẳn so với đám trẻ con người Mỹ cùng tuổi, thậm chí lớn hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh đã khẳng định ngay rằng Lee Nguyễn không phải 7 tuổi mà lớn hơn nhiều. Ảnh: Motthegioi.
Khi tham gia các giải bóng đá thiếu nhi, Lee Nguyễn còn bị các bà mẹ của đám trẻ con không thắng được cầu thủ này kiện lên trọng tài, yêu cầu không cho Lee Nguyễn đá bóng nữa. Để tránh những rắc rối, mỗi khi đi thi đấu ở đâu, bố mẹ của Lee Nguyễn đều phải mang theo giấy khai sinh của anh, làm bằng chứng khi cần thiết. Câu chuyện của cầu thủ Trần Thế Vọng được xem như một bi kịch về vấn đề gian lận tuổi trong thể thao. Trần Thế Vọng là cầu thủ năng khiếu Gia Lai rất nổi tiếng trong những năm cuối 1990. Tuy nhiên sau khi đoàn Gia Lai có tấm HC bạc toàn quốc giải nhi đồng, Thế Vọng bất ngờ bị loại khỏi đội và hoàn toàn mất tích dù các bạn cùng lứa vẫn còn đá bóng gần như đầy đủ. Theo Tiền Phong, cho đến sau này người ta mới biết nguyên nhân là do những người đứng đầu đội bóng sợ bị lộ việc làm Hồ sơ giả để cầu thủ nhí vốn tên Nguyễn Minh Thành đã quá tuổi được tham dự giải với cái tên Thế Vọng (trái). Trong khi cậu bé Vọng “thật” không hề biết đá bóng. Mẹ của Thế Vọng từng than thở với báo chí: "Giá mà cháu đừng đi đá bóng thì hơn. Cháu là Thành, Nguyễn Minh Thành, nhưng vì quá tuổi nên người ta gắn cho cháu tên của em Vọng nào đó rồi bắt cháu học thuộc để đi đá bóng. Nào ngờ, cháu nổi tiếng quá và người lớn sợ liên lụy khi bị phát hiện ra sự thật nên ruồng bỏ cháu". Ảnh: PLO.Mọi việc thay đổi khi một số nhà báo đã tìm ra cậu và đưa Minh Thành về HAGL. Tuy nhiên không bao lâu sau đó, vào buổi chiều 26/11/2005, ngay sau trận bán kết giữa Việt Nam và Malaysia tại SEA Games 23, Minh Thành bị tai nạn giao thông khi đang điều khiển xe máy trên đường phố Pleiku. Tai nạn cướp đi mạng sống của cầu thủ từng được coi là "thần đồng"... Trên bia mộ của Minh Thành hiện tại cũng có dòng tên Thế Vọng đặt bên dưới. Ảnh: PLO. Ngoài các cầu thủ, làng thể thao Việt Nam cũng có một số vận động viên ở các bộ môn khác dính nghi án và bị phanh phui gian lận tuổi. Điền kinh cũng để lại tiếng xấu khi hàng loạt nhà vô địch Sea Games bị phát hiện khai gian tuổi. Phạm Đình Khánh Đoan là một trong những vận động viên điền kinh rất nổi tiếng được phát hiện gian lận tuổi nhưng vẫn thi đấu và giành nhiều thành tích cao. Ảnh: TTVH.
Ngoài Khánh Đoan, hàng loạt nhà vô địch Sea Games cũng bị phát hiện khai gian tuổi. Đó là nhà vô địch SEA Games 22 Nguyễn Thị Tĩnh (sinh năm 1981 thành 1983), vô địch SEA Games 22 Đoàn Nữ Trúc Vân (1978 thành 1982), vô địch SEA Games 21 Phạm Đình Khánh Đoan (1980 thành 1982), Lê Văn Dương (1980 thành 1983)... Đây được nhiều người cho là hệ quả của cách làm khi các địa phương thi nhau kiếm thành tích.
Công Phượng sinh năm 1993 hay 1995? Câu hỏi được đặt ra trong nhiều ngày qua khiến dư luận và những người hâm mộ vô cùng quan tâm. Nghi vấn gian lận tuổi của Nguyễn Công Phượng được cho là xuất phát từ một vài điểm đáng ngờ trên giấy khai sinh và học bạ của cầu thủ này và đến nay vẫn là đề tài mổ xẻ của dư luận. Ảnh: TTVH.
Việc dính ồn ào về tuổi thật khiến chàng thủ quân U19 VN cũng như gia đình anh đang phải chịu rất nhiều áp lực. Nhất là sau khi phóng sự điều tra của VTV Chuyển động 24h lên sóng truyền hình, nghi vấn càng có thêm nhiều chi tiết đáng để đem ra tranh luận. Ảnh: FBNV.
Mới nhất, phòng Tư pháp huyện Đô Lương đã xuống địa phương quê gốc của Công Phượng để kiểm tra các giấy tờ liên quan và bước đầu kết luận Công Phượng sinh năm 1995. Những điểm bất ổn trong giấy khai sinh, các giấy tờ của Công Phượng được kết luận do năng lực cán bộ, cơ sở vật chất của địa phương trong quá khứ còn yếu kém nên không lưu trữ được sổ sách. Ảnh: HAGL.
Không chỉ Công Phượng, một cầu thủ khác cũng được khán giả, báo giới Việt Nam rất quan tâm là chân sút Việt kiều Lee Nguyễn, cũng từng bị nghi ngờ gian lận tuổi. Theo lời kể của bố Lee Nguyễn với báo chí, chàng cầu thủ này từng bị các vị phụ huynh ở Dallas, Texas, Mỹ kiện cáo tứ tung vì cho rằng “thằng nhỏ châu Á kia ăn gian tuổi”. Ảnh: TTVH.
Do luyện tập bóng đá từ nhỏ nên năm 7 tuổi khi Lee Nguyễn bắt đầu học tiểu học và thể hiện khả năng chơi bóng nổi bật hơn hẳn so với đám trẻ con người Mỹ cùng tuổi, thậm chí lớn hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh đã khẳng định ngay rằng Lee Nguyễn không phải 7 tuổi mà lớn hơn nhiều. Ảnh: Motthegioi.
Khi tham gia các giải bóng đá thiếu nhi, Lee Nguyễn còn bị các bà mẹ của đám trẻ con không thắng được cầu thủ này kiện lên trọng tài, yêu cầu không cho Lee Nguyễn đá bóng nữa. Để tránh những rắc rối, mỗi khi đi thi đấu ở đâu, bố mẹ của Lee Nguyễn đều phải mang theo giấy khai sinh của anh, làm bằng chứng khi cần thiết.
Câu chuyện của cầu thủ Trần Thế Vọng được xem như một bi kịch về vấn đề gian lận tuổi trong thể thao. Trần Thế Vọng là cầu thủ năng khiếu Gia Lai rất nổi tiếng trong những năm cuối 1990. Tuy nhiên sau khi đoàn Gia Lai có tấm HC bạc toàn quốc giải nhi đồng, Thế Vọng bất ngờ bị loại khỏi đội và hoàn toàn mất tích dù các bạn cùng lứa vẫn còn đá bóng gần như đầy đủ.
Theo Tiền Phong, cho đến sau này người ta mới biết nguyên nhân là do những người đứng đầu đội bóng sợ bị lộ việc làm Hồ sơ giả để cầu thủ nhí vốn tên Nguyễn Minh Thành đã quá tuổi được tham dự giải với cái tên Thế Vọng (trái). Trong khi cậu bé Vọng “thật” không hề biết đá bóng. Mẹ của Thế Vọng từng than thở với báo chí: "Giá mà cháu đừng đi đá bóng thì hơn. Cháu là Thành, Nguyễn Minh Thành, nhưng vì quá tuổi nên người ta gắn cho cháu tên của em Vọng nào đó rồi bắt cháu học thuộc để đi đá bóng. Nào ngờ, cháu nổi tiếng quá và người lớn sợ liên lụy khi bị phát hiện ra sự thật nên ruồng bỏ cháu". Ảnh: PLO.
Mọi việc thay đổi khi một số nhà báo đã tìm ra cậu và đưa Minh Thành về HAGL. Tuy nhiên không bao lâu sau đó, vào buổi chiều 26/11/2005, ngay sau trận bán kết giữa Việt Nam và Malaysia tại SEA Games 23, Minh Thành bị tai nạn giao thông khi đang điều khiển xe máy trên đường phố Pleiku. Tai nạn cướp đi mạng sống của cầu thủ từng được coi là "thần đồng"... Trên bia mộ của Minh Thành hiện tại cũng có dòng tên Thế Vọng đặt bên dưới. Ảnh: PLO.
Ngoài các cầu thủ, làng thể thao Việt Nam cũng có một số vận động viên ở các bộ môn khác dính nghi án và bị phanh phui gian lận tuổi. Điền kinh cũng để lại tiếng xấu khi hàng loạt nhà vô địch Sea Games bị phát hiện khai gian tuổi. Phạm Đình Khánh Đoan là một trong những vận động viên điền kinh rất nổi tiếng được phát hiện gian lận tuổi nhưng vẫn thi đấu và giành nhiều thành tích cao. Ảnh: TTVH.
Ngoài Khánh Đoan, hàng loạt nhà vô địch Sea Games cũng bị phát hiện khai gian tuổi. Đó là nhà vô địch SEA Games 22 Nguyễn Thị Tĩnh (sinh năm 1981 thành 1983), vô địch SEA Games 22 Đoàn Nữ Trúc Vân (1978 thành 1982), vô địch SEA Games 21 Phạm Đình Khánh Đoan (1980 thành 1982), Lê Văn Dương (1980 thành 1983)... Đây được nhiều người cho là hệ quả của cách làm khi các địa phương thi nhau kiếm thành tích.