Sau World Cup 2014, từ “rape” hay còn hiểu là "cưỡng hiếp" , "hiếp dâm" được sử dụng nhiều để miêu tả cho một trận bóng đá có tỷ số cách biệt hoặc một trận thắng mang thế trận một chiều. Ví dụ như cách nói: "Đội A hiếp dâm đội B 5-0"... Mới đây, sau trận thắng của ĐT Đức trước đội chủ nhà Brazil tại World Cup với tỷ số 7-1, đã có rất nhiều trang mạng cũng sử dụng đến từ "rape" - "hiếp dâm" để nói về chiến thắng này. Khi sử dụng đến từ "hiếp dâm" trong bóng đá, nó không hợp với ngữ cảnh và càng không liên quan gì đến môn thể thao này. Nhưng cộng đồng mạng sử dụng đến từ nhạy cảm này chỉ với mục đích là muốn tăng phần sinh động và hấp dẫn để hiện sự chênh lệch trong trận đấu đó.Cụ thể hãy áp dụng nó vào trận đấu giữa Đức và Brazil. Người ta luôn biết, Đức và Brazil là hai đội bóng mạnh của thế giới, mà đã là hai đội bóng mạnh thì thực sự quá khó để xác định đâu là đội mạnh hơn trong cuộc chiến này. Nhưng khi bước vào trận đấu, Brazil đã hoàn toàn mất thế trận do sự sai lầm trong chiến thuật mà Brazil đã để thua đậm Không chỉ có cộng đồng mạng quốc tế mà trong nước, nhiều cư dân mạng cũng sử dụng từ "cưỡng hiếp" hoặc những bức ảnh chế mang ẩn ý thô tục để mô tả chiến thắng của Đức. “Không hiểu là các kênh đang phát bóng đá hay đang phát phim bạo dâm của Nhật Bản”. Đó là chưa kể tới những bức ảnh chế khá tục tĩu của cộng đồng mạng.Bóng đá là một môn thể thao vua, việc sử dụng từ "hiếp dâm" để chỉ một trận đấu bóng đá là không phù hợp và gây nên nhiều phản cảm, bởi hiếp dâm vốn là một hành động vô nhân đạo. Mới đây, tại Ấn Độ, đất nước có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất thế giới cũng đã lên tiếng để bảo vệ bóng đá và họ phản đối việc sử dụng từ "hiếp dâm" trong bóng đá. Dù bản chất của việc sử dụng từ ngữ nhạy cảm này chỉ xuất phát từ việc so sánh để làm tăng tính hấp dẫn, nhưng với người Ấn Độ ở một thời điểm mà họ đang cực kỳ nhạy cảm với chủ đề này, nó trở thành một sự xúc phạm.
Sau World Cup 2014, từ “rape” hay còn hiểu là "cưỡng hiếp" , "hiếp dâm" được sử dụng nhiều để miêu tả cho một trận bóng đá có tỷ số cách biệt hoặc một trận thắng mang thế trận một chiều. Ví dụ như cách nói: "Đội A hiếp dâm đội B 5-0"...
Mới đây, sau trận thắng của ĐT Đức trước đội chủ nhà Brazil tại World Cup với tỷ số 7-1, đã có rất nhiều trang mạng cũng sử dụng đến từ "rape" - "hiếp dâm" để nói về chiến thắng này.
Khi sử dụng đến từ "hiếp dâm" trong bóng đá, nó không hợp với ngữ cảnh và càng không liên quan gì đến môn thể thao này. Nhưng cộng đồng mạng sử dụng đến từ nhạy cảm này chỉ với mục đích là muốn tăng phần sinh động và hấp dẫn để hiện sự chênh lệch trong trận đấu đó.
Cụ thể hãy áp dụng nó vào trận đấu giữa Đức và Brazil. Người ta luôn biết, Đức và Brazil là hai đội bóng mạnh của thế giới, mà đã là hai đội bóng mạnh thì thực sự quá khó để xác định đâu là đội mạnh hơn trong cuộc chiến này. Nhưng khi bước vào trận đấu, Brazil đã hoàn toàn mất thế trận do sự sai lầm trong chiến thuật mà Brazil đã để thua đậm
Không chỉ có cộng đồng mạng quốc tế mà trong nước, nhiều cư dân mạng cũng sử dụng từ "cưỡng hiếp" hoặc những bức ảnh chế mang ẩn ý thô tục để mô tả chiến thắng của Đức. “Không hiểu là các kênh đang phát bóng đá hay đang phát phim bạo dâm của Nhật Bản”. Đó là chưa kể tới những bức ảnh chế khá tục tĩu của cộng đồng mạng.
Bóng đá là một môn thể thao vua, việc sử dụng từ "hiếp dâm" để chỉ một trận đấu bóng đá là không phù hợp và gây nên nhiều phản cảm, bởi hiếp dâm vốn là một hành động vô nhân đạo.
Mới đây, tại Ấn Độ, đất nước có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất thế giới cũng đã lên tiếng để bảo vệ bóng đá và họ phản đối việc sử dụng từ "hiếp dâm" trong bóng đá. Dù bản chất của việc sử dụng từ ngữ nhạy cảm này chỉ xuất phát từ việc so sánh để làm tăng tính hấp dẫn, nhưng với người Ấn Độ ở một thời điểm mà họ đang cực kỳ nhạy cảm với chủ đề này, nó trở thành một sự xúc phạm.