Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, với hàng loạt cuộc tấn công bằng tên lửa từ Nga, việc sở hữu các hệ thống phòng thủ tên lửa đang là nhu cầu tối cần thiếu và rất thiết yếu của nước này.Trước đó, khi Mỹ và các nước Ả Rập Xê Út ký kết thỏa thuận cung cấp hệ thống THAAD, Ả Rập đã phải trả chi phí tối thiểu 15 tỷ USD để có thể mua một trung đoàn tên lửa THAAD theo tiêu chuẩn Mỹ.Ngay cả khi có thể chi trả số tiền mua hệ thống, một vấn đề khó khăn nữa sẽ là các cơ sở vật chất cần thiết để THAAD có thể được triển khai tại Ukraine.Hệ thống THAAD do đơn vị Lockheed Martin (Mỹ) phát triển từ thập niên 1990 nhằm chống lại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa.Hệ thống này được thiết kế để ngăn chặn đầu đạn của tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối, lúc sắp đến mục tiêu.THAAD sử dụng các tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân, nhưng dựa vào động năng của động lực để tiêu diệt tên lửa khác. Đây là điểm khác biệt so với các loại tên lửa phòng không của Nga.Hệ thống có khả năng cơ động cao và có khả năng tương tác với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác, tạo thành lưới lửa đa tầng, đa mục tiêu.Đến nay, THAAD đã có 39 lần phóng, trong đó có 31 lần được xác nhận là thành công. Từ năm 2005, các vụ thử đánh chặn cho kết quả thành công 100%.Hệ thống THAAD bao gồm 4 thành phần chính: tên lửa đánh chặn (tên lửa chống tên lửa), xe bệ phóng, đài chỉ huy và trang bị liên lạc, radar.Tên lửa chống tên lửa của THAAD là loại 1 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, có trọng lượng phóng 900 kg, chiều dài 6,17 m và đường kính thân tối đa 0,37 m, bao gồm: phần đầu, khoang giữa và động cơ tên lửa nhiền liệu rắn.Tên lửa của THAAD có thể tiêu diệt mục tiêu tên lửa có tầm bắn lên tới 1.000 km và tên lửa đường đạn tầm trung tầm bắn lên tới 3.500 km ở độ cao 40-150 km và tầm bắn đến 200 km.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, với hàng loạt cuộc tấn công bằng tên lửa từ Nga, việc sở hữu các hệ thống phòng thủ tên lửa đang là nhu cầu tối cần thiếu và rất thiết yếu của nước này.
Trước đó, khi Mỹ và các nước Ả Rập Xê Út ký kết thỏa thuận cung cấp hệ thống THAAD, Ả Rập đã phải trả chi phí tối thiểu 15 tỷ USD để có thể mua một trung đoàn tên lửa THAAD theo tiêu chuẩn Mỹ.
Ngay cả khi có thể chi trả số tiền mua hệ thống, một vấn đề khó khăn nữa sẽ là các cơ sở vật chất cần thiết để THAAD có thể được triển khai tại Ukraine.
Hệ thống THAAD do đơn vị Lockheed Martin (Mỹ) phát triển từ thập niên 1990 nhằm chống lại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa.
Hệ thống này được thiết kế để ngăn chặn đầu đạn của tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối, lúc sắp đến mục tiêu.
THAAD sử dụng các tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân, nhưng dựa vào động năng của động lực để tiêu diệt tên lửa khác. Đây là điểm khác biệt so với các loại tên lửa phòng không của Nga.
Hệ thống có khả năng cơ động cao và có khả năng tương tác với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác, tạo thành lưới lửa đa tầng, đa mục tiêu.
Đến nay, THAAD đã có 39 lần phóng, trong đó có 31 lần được xác nhận là thành công. Từ năm 2005, các vụ thử đánh chặn cho kết quả thành công 100%.
Hệ thống THAAD bao gồm 4 thành phần chính: tên lửa đánh chặn (tên lửa chống tên lửa), xe bệ phóng, đài chỉ huy và trang bị liên lạc, radar.
Tên lửa chống tên lửa của THAAD là loại 1 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, có trọng lượng phóng 900 kg, chiều dài 6,17 m và đường kính thân tối đa 0,37 m, bao gồm: phần đầu, khoang giữa và động cơ tên lửa nhiền liệu rắn.
Tên lửa của THAAD có thể tiêu diệt mục tiêu tên lửa có tầm bắn lên tới 1.000 km và tên lửa đường đạn tầm trung tầm bắn lên tới 3.500 km ở độ cao 40-150 km và tầm bắn đến 200 km.